Vanvn- Có lẽ độc giả yêu mê văn chương đương đại viết về nông thôn trong thời đất nước đổi mới này không mấy ai không biết một tên tuổi, một bút danh nhu mì, nhưng quen thuộc – Nguyễn Hữu Nhàn.

TÁC GIẢ GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH, GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VỀ VHNT:
>> Nhà thơ Trần Anh Thái, người góp phần hồi sinh trường ca
>> Thương nhớ nhà văn Văn Linh
>> Trần Hùng – Những vần thơ khắc khoải và khát vọng
>> Nguyễn Bắc Sơn, từ “Vỡ vụn” đến “Cuộc vuông tròn”
>> Chuyện ít biết về tác giả ‘Cửa mở’ gây chấn động một thời
>> Nhớ Bùi Bình Thi – Đọc lại Kiếp người
>> Hoàng Trần Cương với “Trầm tích” chiến trường
>> Nhà văn Nguyễn Quốc Trung – Chiến binh thầm lặng
>> Xuân Thiêm – Sẵn sàng đi đầu khi xung trận…
>> Nhà văn Nguyễn Thế Phương mà tôi biết
>> Ấn tượng Giáo sư Hoàng Châu Ký
>> Nguyễn Xuân Thâm – Một tâm hồn thơ mến thương, hồn hậu
>> Nguyễn Huy Thiệp – Còn đó hương thiền
>> Từ Nguyên Tĩnh – Một tư duy thơ hiện đại
>> Nhà viết kịch Xuân Trình: Đối thoại trong sống và viết
>> Nhà văn Xuân Đức ‘sống’ với những nhân vật éo le
>> Hoàng Trung Thông – Thi sĩ mang cốt cách ‘đồ Nghệ’
>> Nhà văn Bùi Hiển: Từ trang đời đến trang văn
Nhớ lại ngày chưa gặp Nguyễn Hữu Nhàn, chỉ đọc những tiểu thuyết “Dốc nắng”, “Chớm nắng”. Rồi đôi ba tập truyện ngắn “Chuyện làng Gành”, “Phố Làng”… Với những thiên truyện đánh dấu vào trí nhớ “Vợ chồng hò hẹn”, “Người quê”, “Hàng xóm”… in lẻ trên báo Văn Nghệ. Tôi ngỡ tưởng Nguyễn Hữu Nhàn còn trẻ lắm. Nhưng hóa ra không phải vậy. Tôi nhầm.
Nguyễn Hữu Nhàn cầm tuổi Mậu Dần, ông sinh ngày 11 tháng 12 năm 1938. Quê ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Cứ mạo thác vào số má tử vi mà “dịch” và sau này được ông dốc bầu tâm sự thì những biến cố đổi thay, hợp tan tan hợp, khi thăng khi giáng, rủi may may rủi Nguyễn Hữu Nhàn từng nếm trải thì chẳng sai là mấy tí.
Ông kể: “Tớ 12 tuổi ông bà cụ thân sinh bắt tớ lấy cô vợ lên 8 (tảo hôn ấy mà). Tuổi ấy đã biết yêu đương gì nhưng đâu dám trái ý mẹ cha. Và, chúng tớ sống với nhau đến tận đầu bạc răng long đấy nhé. Dĩ nhiên sau này tớ có chủ động… yêu thêm”. Rồi ông nheo mắt nhìn tôi cười bí ẩn.
Nguyễn Hữu Nhàn học hết cấp hai năm 1958. Ông bảo ngày ấy có bằng cấp hai (học hết lớp 7 hệ 10 năm) đã là hiếm và tấm bằng có giá trị xin việc đi thoát li rồi.
Thành phố Việt Trì hồi cuối thập niên 50 thế kỷ trước là một trong hai khu công nghiệp lớn của miền Bắc. Thanh niên Hà Nội cùng trai gái vùng châu thổ sông Hồng nô nức ngược miền sơn cước đến Việt Trì xây dựng công trường, nhà máy, tạo dựng cuộc đời mới.
Nguyễn Hữu Nhàn nhập hội cùng đội ngũ xung kích tuổi thanh xuân đang phơi phới ấy. Ông rời rừng cọ, đồi chè quê nhà xuống miền đô hội học lớp kế toán tài vụ. Và vì học giỏi nên được giữ lại Bộ Giao thông xung vào đội quân thi công cơ giới lưu động. Nhưng Nguyễn Hữu Nhàn nằng nặc đòi về Cty Đường sông ngày ấy đóng ở Việt Trì, Phú Thọ quê hương ông.
Từ hồi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, Nguyễn Hữu Nhàn đã mê đọc “Thời thơ ấu” của Gorky, “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, và nuôi mộng ước trở thành nhà văn. Rồi cái mộng ước ấy ngày càng thôi thúc lớn dần trong ông. Nhưng nó thật sự có điều kiện được phát lộ kể từ ngày Nguyễn Hữu Nhàn theo học khóa III Trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ – Hội Nhà văn Việt Nam, 1968.
Sau ngày ra trường, Nguyễn Hữu Nhàn về nhận công tác ở Phòng Xuất bản Sở Văn hóa tỉnh Vĩnh Phú. Tiếp đến ông chuyển về Hội Văn nghệ dân gian, rồi Ban vận động thành lập Hội Văn nghệ tỉnh Vĩnh Phú.
Cùng với năm tháng công tác, Nguyễn Hữu Nhàn xuống “ba cùng” với nhân dân, với thực tế cuộc sống ở bản làng xa xôi heo hút vùng Đất tổ, những chuyến đi ấy đã giúp cho ông có một vốn sống phong phú mà không phải ai cũng có được. Trong những ngày Nguyễn Hữu Nhàn đi điền dã, khảo cứu, sưu tầm văn hóa văn nghệ dân gian, ông luôn có ý thức tự học bằng cách ghi chép vun góp những hiểu biết, những phát hiện về cuộc sống nơi thôn dã mình đi qua.

Người đọc, người xem những tiểu thuyết, truyện ngắn, bài báo hay những bộ phim dài tập kịch bản của Nguyễn Hữu Nhàn đều cảm được cái tinh túy, thâm hậu, sâu sắc, đôi khi dung dị thô mộc như đời sống nhưng nó gây được hiệu ứng cảm xúc đánh thức những vùng tối, đánh thức lòng trắc ẩn tới cõi ngóc ngách riêng tư của con người.
Chúng ta hãy đọc “Làng nghèo”, “Người quê”, “Đám cưới ở làng” và rất nhiều, rất nhiều truyện nữa của ông sẽ chia sẻ được điều này… Không thể kể ra hết những gì Nguyễn Hữu Nhàn đã viết, đã gửi gắm tâm trí, tấm lòng mình cho cuộc đời thông qua các tác phẩm, câu chuyện về làng quê, người quê của ông. Nguyễn Hữu Nhàn có lối viết riêng, một phong cách Nguyên Hữu Nhàn không lẫn với ai viết về làng quê, người quê.
Bốn thập niên qua Nguyễn Hữu Nhàn đã cho công bố 3 tập tiểu thuyết, 4 tập truyện ngăn và 4 kịch bản phim cùng với hàng trăm bài báo. Tập truyện ngắn của ông mới công bố là “Tết ở bản Dèo”. Nhà văn Nguyên Hữu Nhàn vừa khoe với tôi ông mới hoàn thành tập tiểu thuyết thứ 4 có tên là “Rừng cười” dày 300 trang sắp đưa vào nhà in.
Nếu làm phép thống kê số đầu sách, hay những gì Nguyễn Hữu Nhàn đã viết thì ông chỉ thuộc hàng “phu chữ” tầm trung. Nhưng với những gì còn đọng lại trong lòng công chúng yêu văn chương viết về làng quê, người quê thì ông là một nhà văn rất đáng được biểu dương, ghi nhận trong làng văn đất Việt.
VŨ QUỐC VĂN
Báo Tiền Phong