Lưu truyền nguyên khí bằng tiểu thuyết

Vanvn- Đ con cháu nh v t tiên, chúng ta thường t chc ngày gi, hoc đ li nhng cun gia ph dòng h. Tuy nhiên, anh Phm Văn Sơn, mt chuyên gia vi trường, li có cách khác bit hơn, sâu hơn trong việc tưởng nh t tiên dòng h, đó là vic đu tư lưu truyn bài hc ln ca C T h Phm trong mt cun tiu thuyết, không ch cho dòng h nhà mình, mà cho tt c chúng ta.

Phạm Văn Sơn và đại diện dòng họ cảm ơn nhà văn Lục Hường

Chúng ta hãy cùng trò chuyện với chuyên gia môi trường Phạm Văn Sơn về hành trình thực hiện cuốn tiểu thuyết “Nguyên khí ngàn đời” (tác giả Lục Hường) với thông điệp ý nghĩa dành cho thế hệ sau.

* Thưa anh, ý tưởng đu tư mt cun sách v C Phm Th Kho hình thành trong anh t khi nào? Hình nh, phong cách, chí khí ca C đã ảnh hưởng ti anh và dòng h ra sao?

– Thực ra ý tưởng về một cuốn sách viết về Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo chưa có trong tôi, vì cách đây nhiều năm tôi cũng chưa hề có thông tin gì về Cụ. Tất cả mọi chuyện xảy ra đều theo một trình tự rất tự nhiên của nó. Khởi đầu là sự day dứt của tôi từ những năm còn học phổ thông về người anh trai tên Phạm Thọ Quang đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ không xác định được phần hài cốt liệu có còn và tìm được hay không trên cả chiến trường rộng lớn trong miền Nam. Và với hy vọng rất mong manh tôi bắt đầu hành trình dài suốt 10 năm (1997-2007) tìm hài cốt của anh trai, hành trình đó bền bỉ và thật may mắn do có những người thân và các nhà ngoại cảm đồng hành, tôi đã tìm được thành công và đưa anh về quê hương.

Tiếp theo đó là dòng họ chúng tôi nhờ dịch được nội dung tấm bia cổ còn lưu giữ từ năm 1865, trong đó có rất ít thông tin về Cụ: “Tiên tổ: Triều Lê khoa Tân Mùi đỗ tiến sĩ có Phạm tướng công, tên húy là Thọ (ngày mất không rõ)”. Trong cuốn “Tiến sĩ Nho hc Hải Dương 1075-1919” của Hội đồng chỉ đạo biên soạn địa chí tỉnh Hải Dương xuất bản năm 1999 có ghi: “Phạm Thọ Khảo (1543 – ?) Người xã La Xá, huyện Tứ Kỳ (nay là thôn La Xá, xã Dân Chủ, huyện Tứ Kì). 29 tuổi đỗ Đệ nhị giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Tân Mùi, đời Mạc Mậu Hợp, niên hiệu Sùng Khang 6 (1571). Làm quan tới chức Tả Thị Lang Bộ Lễ”. Ngoài ra không có thêm thông tin gì khác. Tuy nhiên những thông tin ít ỏi đó cho chúng tôi thêm động lực để tìm về nguồn cội cho dù với hy vọng mong manh như tìm hài cốt liệt sĩ Phạm Thọ Quang.

Tôi đã tìm trên mạng internet, ở Bảo tàng Lịch sử, Viện Viễn Đông Bác Cổ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, tất cả những địa điểm mà tôi nghĩ ở đó sẽ có thông tin mình cần. Và rất may mắn là chúng tôi đã tìm được 8 tài liệu cổ viết về Cụ Tiến sĩ, trong đó có tài liệu quan trọng nhất là “Phả lục về một vị Đại phu là công thần ở triều vua Anh Tông thời Hậu Lê (Phả lục ở bộ chi Cấn, hạng trung đẳng thần, bản chính lưu tại bộ Lễ của Quốc triều)”.

Sau khi tìm được 8 tài liệu quí giá nói trên, tôi càng gặp được nhiều mối duyên, và sau một hành trình nhiều vất vả, khó khăn, trải qua nhiều những cung bậc của cảm xúc, của sự hiểu lầm, của những điều kì diệu khó lý giải, chúng tôi đã tìm được ngọc cốt của Cụ tại một nghĩa trang cổ ở Thường Tín, Hà Nội và rước Cụ trở về quê hương vào năm 2010, sau hơn 430 năm Cụ rời xa quê hương.

Việc tìm được phần mộ của liệt sĩ Phạm Thọ Quang và ngọc cốt của Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo là hành trình đầy ắp thử thách, khó khăn, nhiều trải nghiệm, cảm xúc buồn vui để có được thành công. Và điều đó minh chứng rằng: Khi chúng ta tâm niệm hướng về quá khứ thì chúng ta sẽ có đủ duyên để tìm ra rất nhiều điều kể cả khi lớp bụi thời gian đã phủ dày. Và sau hành trình tìm kiếm, tôi chợt liên tưởng tới câu nói trong Kinh thánh: “Hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp, hãy gõ cửa thì cửa sẽ mở cho”.

Nếu để nói về hành trình đó thì rất dài và không thể kể chi tiết. Tôi lưu lại cả kho dữ liệu lớn về hành trình tìm mộ chứ chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ viết sách về Cụ. Đối với tôi, trong những lời Cụ dạy, tôi nhớ nhất câu Cụ đã mắng tôi: “Anh cá nhân lắm, anh chỉ biết nghĩ đến ta và dòng họ mà không nghĩ đến giang sơn này”. Càng ngẫm nghĩ tôi mới hiểu, ý của Cụ khi nói tôi cá nhân không phải vì tôi ích kỷ, mà Cụ muốn tôi nghĩ rộng ra, nghĩ những điều vượt ra khỏi dòng tộc, dưới góc nhìn của hậu duệ Cụ Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo để có nhiều hành động vì nước vì dân. Ấn tượng của tôi về Cụ chính là khí phách của một người quan văn nhưng rất giỏi võ, một người chính trực, trung với Vua, lo cho dân, có trí tuệ uyên sâu của quan Lễ bộ Thượng thư. Tôi nhớ mãi những chữ vàng “Dực vận khai bình đại liêu” được Vua ban cho Cụ. Điều này nói lên tất cả sự cống hiến, sự trong sạch, liêm khiết của Cụ suốt những năm phụng sự triều Mạc. Cho dù triều vua Mạc Mậu Hợp là triều đại cuối cùng của nhà Mạc tại thành Thăng Long, nhưng Cụ vẫn giữ sự kiên trường, son sắt với Vương triều. Đó là điều tôi cảm nhận thấy thật rõ ràng và luôn tự hào vì mình là hậu duệ của Cụ Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo.

Việc cuốn sách “Nguyên khí ngàn đời” được viết trong thời gian ngắn, tôi cũng khá bất ngờ, nhưng càng đọc tôi càng thấy thấm thía những lời Cụ dặn không chỉ với con cháu Cụ mà với tất cả mọi người. Và ở đó tôi tìm được nhiều lớp thông tin, tìm được câu trả lời cho nhiều điều trăn trở của tôi suốt 10 năm qua. Tôi nghĩ “Nguyên khí ngàn đời” đã đến như một món quà đặc biệt, ý nghĩa mà cuộc đời, dòng chảy lịch sử và kỳ vọng của tiền nhân gửi tới thế hệ hôm nay.
* Quá trình đ tác gi tìm hiu tài liu, đi thc tế đ có ngun cm hng và cht liu viết nên cun tiu thuyết, anh đã đng hành vi tác giả như thế nào, và đã vượt qua thách thc gì?

– Tôi gặp tác giả Lục Hường khi đang hoàn thành cuốn sách “Vị tướng với an ninh môi trường” viết về Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, và tôi rất trân quí công việc từ thiện, giúp rất nhiều trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn của nhà báo Lục Hường. Có những chuyến đi công tác về trong túi cô ấy không còn đồng nào vì thương xót và giúp đỡ các hoàn cảnh gia đình khó khăn khi làm phóng sự. Tôi có chia sẻ câu chuyện tìm mộ Cụ Tiến sĩ với tác giả Lục Hường và có đôi lần mời Lục Hường và bạn bè tham gia hội làng Đồng Bình và những sự kiện tại quê hương với nội dung gợi lên những câu chuyện lịch sử của tiền nhân. Khi Lục Hường thắp hương xin trước mộ Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo để viết sách về Cụ, tôi có đưa cho Lục Hường bản dịch Phả lục về Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo trong cuốn Thần tích cổ (bản gốc hiện đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AE.A6/25). Tư liệu không nhiều, nên đó chính là khó khăn, bởi bản thân tôi cũng biết sẽ khó viết một cuốn sách, mà lại dày tới 440 trang nếu mình chỉ có trong tay 5 trang dịch Phả lục với 6 chữ Vua ban “Dực vận khai bình đại liêu”.

Tuy nhiên sau ngày Lục Hường thắp hương tại mộ Cụ xin phép được viết sách thì đã xảy ra những điều rất thú vị đối với tôi. Lục Hường nói “Em nhìn thấy Cụ viết tên cuốn sách gồm 4 chữ là Nguyên Khí Ngàn Đời”. Rồi Lục Hường kể cho tôi một cách rất lưu loát và rành mạch với đầy ắp tình tiết hấp dẫn về những gì nhìn thấy trong giấc mơ. Tôi nghe chăm chú suốt cả tiếng đồng hồ với lượng thông tin rất lớn để chợt nhận ra sơ xuất đã không bật ghi âm từ đầu, vì sợ rằng sau đó Lục Hường sẽ quên những gì mơ thấy. Thường thì khi chúng ta mơ, mọi thứ diễn ra lộn xộn, khi tỉnh giấc không thể nhớ nổi hoặc có nhớ thì cũng sẽ quên đi rất nhanh sau đó. Tôi bật ghi âm lời kể của Lục Hường về nội dung giấc mơ được đúng một lần, nhưng Lục Hường nói nghe lại để viết sẽ làm giảm đi nhiều cảm xúc và lãng phí nhiều thời gian. Chính vì thế sau buổi đầu tiên thì Lục Hường đã viết một mạch, viết liên tục, viết như một người có sức khỏe phi thường mà không cần nghỉ ngơi. Ban đầu điều này khiến tôi lo lắng, vì tôi không muốn vì một việc làm cho dòng họ Phạm mà gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay thời gian của một người con của dòng họ khác. Nhưng mọi khó khăn đều được khắc phục bởi Lục Hường viết quá nhanh, nên khi chưa có giải pháp gì để khắc phục thì bản thảo “Nguyên khí ngàn đời” đã được hoàn thành.

* Cuốn sách “Nguyên khí ngàn đời” được xut bn đu năm 2021, có ý nghĩa gì đi với anh và gia đình mình nói riêng, và vi xã hi nói chung?

– Cuốn sách được công bố đúng dịp Lễ kỷ niệm 440 năm ngày húy kị của Cụ Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo, đánh dấu mốc 10 năm dòng họ Phạm Thọ tìm được ngọc cốt của Cụ đưa về quê hương. Ở sự kiện này có sự hiện diện của toàn bộ con cháu trong dòng họ, chính quyền địa phương, đại diện Bảo tàng Hải Dương, Ban liên lạc Họ Phạm của tỉnh, lãnh đạo và nhân dân xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín là nơi gìn giữ phần mộ của Cụ Tiến sĩ nhiều thế kỉ qua.

Năm nay khi đón chào “Nguyên khí ngàn đời” chúng tôi thật sự xúc động, vì đó không chỉ là tâm huyết của cả dòng họ hướng tới sự biết ơn, sự tri ân với Cụ Tổ, đây còn là món quà gửi tới tất cả mọi người trong đất nước từ Bắc vào Nam, những người có duyên đón nhận “Nguyên khí ngàn đời”. Ngay sau khi cuốn sách đi đến mọi miền Tổ quốc, chúng tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại chia sẻ cảm xúc, sự biết ơn và khen ngợi từ nhiều dòng họ dành cho cuốn sách, có thêm được rất nhiều người bạn và mối lương duyên, và kì diệu hơn nữa là tìm được trong thực tế nhiều thông tin liên quan đến các nhân vật sự kiện trong cuốn sách này. Bản thân tôi cảm thấy hết sức may mắn khi được Cụ chỉ dạy cho tôi thấu hiểu những kiến thức sâu sắc về đạo làm Người. Đó chính là gốc rễ để xã hội phát triển bền vững, khác với cách dạy chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn. Đó là “Không được làm việc xấu kể cả trong suy nghĩ”, “Sống biết ơn thì không bao giờ khổ”, “Khi làm việc gì cũng phải đặt lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc lên trên”. Và “Nguyên khí ngàn đời” là một minh chứng, khi tất cả các độc giả của nhiều dòng họ khác trân trọng đón nhận nó và đều nghĩ rằng cuốn sách này là cuốn sách dành cho họ. “Nguyên khí ngàn đời” bây giờ không còn là cuốn sách của riêng dòng họ Phạm Thọ hay của tác giả Lục Hường nữa, và tôi tin đó là điều khiến tiền nhân cảm thấy rất vui mừng.

* Trong lúc đi dch bùng phát mnh, cuốn sách, và thông điệp t C Phm Th Kho có nâng đ tinh thn cho anh? Những người thân trong gia đình anh có đc cun tiu thuyết lch sử đó, và họ nói gì?

– Thông điệp đầu tiên từ “Nguyên khí ngàn đời” chính là trí tuệ và sự chân thành, điều này ngay từ đầu đã nâng đỡ tinh thần tôi rất nhiều, nhất là trong đại dịch, bởi tôi hiểu có những thời điểm chúng ta cần tĩnh lại để quan sát, để ngẫm về sự biến đổi không ngừng của thế giới hôm nay. Khi chúng ta bình tâm, chúng ta luôn cảm thấy đủ, luôn bình tĩnh để biến nguy thành cơ, và dù dịch bệnh có khó khăn tới đâu, tôi luôn đặt niềm tin tuyệt đối vào sự chiến thắng của Việt Nam. Theo chiều dài lịch sử, khí phách, trí tuệ của người Việt Nam luôn sáng ngời trong gian khó và dịch bệnh có diễn biến khôn lường thì chúng ta cũng sẽ vượt qua.

Những người thân của tôi đều rất chào đón “Nguyên khí ngàn đời”. Có những thành viên tôi nghĩ chắc sẽ mất nhiều thời gian để đọc và ngẫm nghĩ, nhưng tôi rất bất ngờ khi ai cũng đọc thật nhanh và bước đầu cảm nhận được thông điệp từ cuốn sách. Có những người cả nửa đời chưa bao giờ đọc một tiểu thuyết thì lại đọc nó một mạch suốt đêm thâu. Cuốn sách đã trở thành một món quà ý nghĩa, tạo động lực cho rất nhiều thành viên trong dòng họ. Đó là sự tự hào khi nhìn lại hành trình Cụ Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo đã trải qua và đóng góp. Đó là sự ngưỡng mộ vì những hi sinh quá lớn của tiền nhân trong những ngày triều Mạc sắp sụp đổ. Đó là điều vô cùng tuyệt vời và đa màu sắc mà “Nguyên khí ngàn đi” mang lại cho chúng tôi.

* Cun sách có tạo nên thay đổi gì trong tâm tưởng những người con dòng h Phm, con cháu C? Sau khi cun sách ra đi, dòng h Phm có hot đng chung nào mi không?

“Nguyên khí ngàn đời” được công bố cuối năm 2020 là thời điểm dịch bệnh bắt đầu lan rộng, nên sau đó dòng họ Phạm chưa có hoạt động chung ở quy mô lớn, nhưng cuốn sách thực sự tạo nên một động lực lớn cho tất cả các thành viên trong dòng họ, dù ở trong Nam hay ngoài Bắc, ai cũng hướng về Từ đường, về quê hương. Mọi người cùng lắng nghe những chương trình phát thanh, truyền hình giới thiệu cuốn sách, đọc từng bài báo viết về cuốn sách. Mọi người tham gia và thảo luận trên Facebook fanpage mang tên “Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo – Lễ Bộ Thượng thư Tả thị lang Đại phu”. Trước khi sách được công bố, tôi có đăng trích dẫn nội dung từng chương lên fanpage và ai cũng tò mò, háo hức. Tôi có cảm nhận “Nguyên khí ngàn đời” ngày càng thắt chặt tình thân của dòng họ, khiến cho ai cũng thấy tự hào hơn về dòng họ mình để có những nỗ lực, cống hiến hơn sao cho xứng đáng với Cụ Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo và những tiền nhân của lịch sử.

* Anh hãy chia s mt điu đc biệt nào đó đã ngu nhiên xy ra sau khi phát hành cun sách?

Điều ngẫu nhiên khiến tôi bất ngờ nhất chính là lúc tôi và Lục Hường biết được thông tin về số trang sách với số trang 440 nhân Lễ kỷ niệm 440 năm ngày húy kị của Cụ Tiến sĩ Phạm Thọ Khảo. Thời điểm đó người biên tập và dàn trang đều không biết về thông tin này, họ gọi cho tác giả Lục Hường khi vừa dàn trang xong và nói: “Chị dàn trang thấy sách của em thành 440 trang. Con số này chị thấy không đẹp em có muốn điều chỉnh lại tổng số trang như thế nào thì cho chị biết nhé”. Khi biết con số ngẫu nhiên này chúng tôi vô cùng bất ngờ, và đến bây giờ khi độc giả cầm “Nguyên khí ngàn đời” trên tay, cuốn sách có 440 trang.

* Anh có kế hoch gì tiếp theo cun sách này?

– Giống như khi “Nguyên khí ngàn đời” được viết và hoàn thành, tôi không có dự định, chuẩn bị hay kỳ vọng quá lớn nên kế hoạch tiếp theo với tôi cũng vậy, mọi thứ khi đủ “duyên” chắc chắn sẽ có cuốn thứ 2, thứ 3 hay thậm chí là cả chục cuốn sách. Đến bây giờ tôi đã đọc “Nguyên khí ngàn đời” hơn 10 lần và mỗi lần đọc tôi đều tìm thêm được nhiều tầng nghĩa mới. Kế hoạch của tôi chính là nếu có thời gian và đủ bình tâm, tôi sẽ tiếp tục dành thời gian đọc và ngẫm nghĩ về “Nguyên khí ngàn đời”. Tôi tin rằng ở đó còn thật nhiều thông điệp cho thế hệ hôm nay, đó không chỉ là thông điệp dành cho những người con trong Mạc Tộc hay dòng họ Phạm mà đó còn là những gửi gắm tới người dân Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc và người Việt Nam ở nước ngoài.

Tôi còn nhớ Giáo sư Tiến sĩ khoa học, anh hùng đa dạng sinh học Asean Đặng Huy Huỳnh đã gọi tôi và Lục Hường đến để chia sẻ cảm nhận sau khi đọc “Nguyên khí ngàn đời” như thế này: “Thầy đọc xong thì mừng quá, thầy nghĩ rằng cuốn sách này dành cho tất cả mọi người, với những người đang giữ trọng trách với quốc gia thì sẽ nghĩ tới nước tới dân hơn, còn những người bình thường tìm được ở đó một bức tranh đẹp về lịch sử, có sự hi sinh, có tình yêu, có trí tuệ, có sự bình an. Trong cuốn sách này ẩn dưới từng con chữ là thật nhiều bài học, thầy mong thật nhiều người biết đến cuốn sách vì cuốn sách sẽ khiến mỗi người sống tử tế, sống một cuộc đời ý nghĩa hơn để xứng đáng với sự cống hiến và hi sinh của tiền nhân”.

Còn thật nhiều điều tôi muốn chia sẻ về “Nguyên khí ngàn đời” và kế hoạch với tôi chính là tôi phải rèn thêm trí tuệ, tĩnh tâm để có thể cống hiến, đóng góp nhiều hơn nữa cho hoạt động bảo vệ môi trường, và khi sắp xếp được thời gian sau những bận rộn hàng ngày, tôi sẽ đọc lại “Nguyên khí ngàn đời” để tìm thêm nhiều lớp nghĩa và tìm bài học ý nghĩa cho chính mình và chia sẻ điều đó với tất cả mọi người.

* Xin cảm ơn anh

KIỀU BÍCH HẬU (Thực hiện)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.