Vì sao nhà văn Jean-Paul Sartre từng từ chối giải Nobel?

Vanvn- Jean-Paul Sartre (1905 – 1980) là triết gia, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà biên kịch, nhà hoạt động chính trị, người viết tiểu sử và nhà phê bình văn học người Pháp. Một số tác phẩm của ông đã được xuất bản ở Việt Nam bao gồm: Buồn nôn, Ruồi, Ngôn từ, Tính siêu việt của tự ngã, Phác thảo một lý thuyết hiện tượng học về cảm xúc…Jean-Paul Sartre từng gây ồn ào khi từ chối giải Nobel Văn chương năm 1964.

Giải Nobel Văn chương có một lịch sử thú vị và thường gây tranh cãi kể từ lần trao giải đầu tiên vào năm 1901.

Năm 1964 đã chứng kiến một trong những sự kiện khó quên nhất khi nhà văn được trao giải từ chối nhận vinh dự kèm theo khoản tiền thưởng lớn.

Cuốn ‘Ngôn từ’ do Nhà xuất bản Văn học – Nhã Nam liên kết xuất bản, phát hành.

Lá thư tới muộn

Khi tin đồn về những người được đề cử lan truyền vào tháng 10.1964, nhà văn Jean-Paul Sartre phát hiện ông nằm trong số các nhân vật được cân nhắc cho giải Nobel. Ngay lập tức, Sartre viết thư cho Viện Hàn lâm Thụy Điển để thông báo ông muốn rút khỏi danh sách xem xét.

Tuy nhiên, lá thư đã tới sau khi quyết định được đưa ra. Ban giám khảo đề xuất Sartre là người chiến thắng. Những cái tên khác trong danh sách đề cử gồm nhà văn người Nga Mikhail Sholokhov và nhà thơ người Anh Wystan Hugh Auden.

Sartre được công bố là người đoạt giải Nobel Văn chương năm 1964 “vì tác phẩm giàu ý tưởng, tràn đầy tinh thần tự do và tìm kiếm sự thật, đã có ảnh hưởng sâu rộng đến thời đại”. Tác giả của Buồn nôn, Bức tường, Ruồi từ chối nhận giải.

Khi được phỏng vấn bên ngoài căn hộ của bạn gái – nhà văn Simone de Beauvoir ở Paris (Pháp), Sartre nói rằng ông không nhận giải Nobel vì sợ giải thưởng sẽ hạn chế sáng tác của mình.

Theo tờ báo Thụy Điển Svenska Dagbladet, việc lựa chọn Sartre trước đó đã gây ra mâu thuẫn. Bởi vậy, nếu bức thư của Sartre đến sớm hơn, Hội đồng Nobel có thể quyết định khác. Sartre viết một cách dứt khoát rằng ông “không muốn có tên trong danh sách những người đoạt giải, cả vào năm 1964 lẫn trong tương lai và ông sẽ không thể nhận giải thưởng như vậy”. Ông cũng tuyên bố luôn từ chối các danh hiệu chính thức, bao gồm cả Bắc đẩu Bội tinh của Pháp.

Nhà văn Jean-Paul Sartre (1905 – 1980)

>> Người phụ nữ cao niên nhất nhận giải Nobel Văn học

>> Tiếp cận Jon Fosse – tác gia Nobel Văn chương 2023

>> Nhà văn Jon Fosse: Với tôi viết là một cách sống

>> Nobel Văn chương 2023 trao cho nhà văn số 1 Na Uy

>> Bất lực trong việc dự đoán chủ nhân Nobel Văn học 2023

>> Những nhà văn nổi tiếng bị “đánh cắp” giải Nobel Văn học

>> Tàn Tuyết dẫn đầu dự đoán giải Nobel Văn chương 2023

>> Nữ văn sĩ đầu tiên đoạt giải Nobel: Selma Lagerlof

>> Đôi điều về “dấu phẩy đặc biệt” Wyslawa Szymborska

>> Tại sao lãng quên người đầu tiên đoạt Nobel Văn học

 

Dằn vặt vì số tiền thưởng

Sau đó, Jean-Paul Sartre giải thích việc từ chối giải Nobel Văn chương trong tuyên bố gửi báo chí Thụy Điển ngày 22.10: “Tôi vô cùng hối tiếc vì sự việc trở thành vụ bê bối: giải thưởng được trao nhưng tôi từ chối. Mọi chuyện xảy đến do tôi không được thông báo sớm về những gì đang diễn ra. Khi tôi đọc trên tờ Figaro Litteraire rằng Viện Hàn lâm Thụy Điển đang hướng sự lựa chọn đến tôi, nhưng vẫn chưa xác định, tôi cho rằng khi viết một lá thư gửi vào hôm sau, tôi có thể làm rõ vấn đề và sẽ không có cuộc thảo luận nào nữa”.

Ông lý giải: “Nhà văn chấp nhận vinh dự kiểu vậy liên quan đến hiệp hội hoặc thể chế đã vinh danh anh ta. Do đó, nhà văn phải từ chối bị biến thành một thể chế, ngay cả khi điều này xảy ra trong những hoàn cảnh vinh dự nhất, như trường hợp hiện tại”.

Nhưng Sartre cho biết, ông bị “dằn vặt” bởi số tiền đi kèm giải thưởng, lúc đó là 250.000 krona. “Hoặc là chấp nhận giải thưởng với số tiền có thể hỗ trợ các tổ chức, phong trào mà người được trao coi là quan trọng – tôi nghĩ tới Ủy ban Apartheid ở London (Anh). Hoặc từ chối giải thưởng do đó tước đi sự hỗ trợ rất cần thiết cho phong trào”.

“Rõ ràng là tôi từ bỏ 250.000 krona vì tôi không muốn bị thể chế hóa. Nhưng mặt khác, không thể vì 250.000 krona mà từ bỏ các nguyên tắc không chỉ của riêng mình mà còn của những người cùng chí hướng. Đó chính là điều khiến tôi đau đớn dù phải đưa ra quyết định từ chối hay nhận giải”.

AN YÊN/VNN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *