Viết cho thiếu nhi, in ấn và vận động các em đọc sách: Cần những việc làm thiết thực

Vanvn- Phong trào đọc sách được vận động qua Ngày Sách và văn hóa đọc tổ chức vào tháng Tư hàng năm. Thiếu nhi đang ở tuổi đi học là một đối tượng mà phong trào này quan tâm. Thời gian gần đây cũng có một cuộc vận động sáng tác hỗ trợ đồng thời cho phong trào đọc sách để có những cuốn sách mới, sách hay dành cho lứa tuổi các em tìm đọc.

Nhưng vẫn còn đó mấy nỗi băn khoăn mà toàn xã hội cùng bản thân các em phải tiếp tục quan tậm và quan tâm hơn nữa.

Nhà văn Khôi Vũ Nguyễn Thái Hải ở Đồng Nai

Chuyên đề Văn học thiếu nhi:

>> Nhà văn Văn Biển – Một đời “rong chơi” cùng trẻ thơ

>> Nhà văn Lê Văn Nghĩa kể chuyện học trò Sài Gòn xưa

>> Tiếng vọng ngày xanh – Truyện dài của Huỳnh Văn Quốc – Kỳ 2

>> Chú gà trống mộng du – Truyện ngắn thiếu nhi của Lê Quang Trạng

>> Chùm thơ thiếu nhi của Khang Quốc Ngọc

>> A Hào – Truyện ngắn thiếu nhi của Lý Thị Thủy

>> Những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi

>> Những con sao biển: Bài học về tình yêu thương

>> Chùm thơ thiếu nhi của Lê Nguyên Khôi

>> Tiếng vọng ngày xanh – Truyện dài của Huỳnh Văn Quốc – Kỳ 1

>> Phát huy sức mạnh giáo dục nhân cách cho trẻ bằng Văn học thiếu nhi

>> Chùm thơ thiếu nhi của Lê Hưng Tiến

>> Chàng thợ gốm – Truyện thiếu nhi của Trần Thu Hằng – Kỳ 4

 

Để có sách cho thiếu nhi đọc, hiện nay nguồn sách mà tác giả là người nước ngoài, được dịch qua tiếng Viêt là nguồn khá phong phú và nhiều cuốn sách đạt được thành công nhất định. Nhưng tôi cho rằng đó chỉ là món “bánh mì cho tâm hồn”, tuy ngon nhưng không phải là món ăn chính, so với món “cơm tâm hồn” là những cuốn sách do chính các tác giả Việt Nam sáng tác. Nhìn về nguồn sách trong nước , dù cuốn sách nào, của ai viết, thì ngoài chất lượng văn học, sự phù hợp ngôn ngữ với lứa tuổi các em, còn có sự góp sức không nhỏ của truyền thông. Ngoài một vài tác giả quen tên hoặc có số lượng sách bán chạy được vài tờ báo thường xuyên giới thiệu, ca ngợi chất lượng ngay khi sách… chưa in; thì đa số không được nhắc đến. Về lực lượng viết sách cho thiếu nhi, các tác giả ở tuổi 60 trở xuống còn quá ít. Lứa nhà văn trẻ tuối dưới 40 càng hiếm hoi cây bút chọn con đường văn học thiếu nhi.

Trong nhiệm kỳ mới, Hội Nhà văn Việt Nam đưa thêm thể loại “Văn học thiếu nhi” vào giải thưởng hàng năm; tổ chức cuộc vận động sáng tác văn học cho thiếu nhi trong 5 năm. Ngày phát động, chủ tịch Nước đã đến dự lễ và tặng 600 triệu đồng thêm cho nguồn tài chính tổ chức cuộc vận động. Ngay lập tức, Hội Nhà văn đã thông báo đến hội viên về việc tổ chức một trại sáng tác văn học viết cho thiếu nhi tai Đà Nẵng vào năm 2021 (Trại sáng tác này không thực hiện được vì dịch Covid-19). Năm nay, Hội lại thông báo tổ chức trại sáng tác văn học thiếu nhi vào tháng 6 tại Nhà sáng tác Tam Đảo. Nhưng thông tin về kết quả làm việc của Trại sáng tác này rất ít.

Một lực lượng khác viết cho thiếu nhi là chính các em. Nhiều cuộc thi sáng tác chuyên đề thiếu nhi chấp nhận tác giả dự thi là trẻ em từ 15 tuổi trở xuống như cuộc thi “Khát vọng Dế mèn” của báo Thể thao & Văn hóa. Nhiều địa phương mở các trại sáng tác dành cho thiếu nhi. Nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều em khi còn đi học thì là cây bút có triển vọng nhưng khi lên đại học hay ra làm việc, thì bỏ viết hẳn hoặc không viết cho thiếu nhi nữa mà chuyển qua viết cho người lớn. Tại buổi trao giải thiếu nhi “Dế mèn” mới nhất của báo Thể thao & Văn hóa, khi được hỏi lớn lên có muốn trở thành nhà văn không thì cháu tác giả đoạt giải hồn nhiên trả lời là “Không” và bày tỏ ước muốn trở thành một nhà Thiên văn học!

***

Phong trào đọc sách trong giới học sinh có vẻ khá quan hơn. Nhiều thư viện trường học tổ chức tủ sách phong phú, dành thời gian thích hợp cho các em đọc sách, tổ chức các buổi giới thiệu sách trong tiết “Họạt động trải nghiệm”. Nhiều đơn vị tổ chức thi đọc sách quy mô từ nhỏ đến lớn. Ở các vùng nông thôn, sách cho các em đọc khá hiếm trong khi nhu cầu đọc sách của các em lại cao hơn ở đô thị. Nhiều tổ chức, cá nhân đã đem sách tới tặng, tạo điều kiện cho các em có sách đọc.

Việc mua sách của lứa tuổi thanh thiếu nhi là một mối quan tâm khác. Ở tuổi trung học phổ thông, các em được cha mẹ cho tiền túi tiêu riêng nên có thể chủ động tìm mua sách mình ưa thích để đọc. Nhưng tuổi Trung học cơ sở và Tiểu học (từ 15 tuổi trở xuống), việc mua sách tùy thuộc nhiều vào các phụ huynh. Vẫn chưa có nhiều người lớn thật sự quan tâm tìm mua sách cho con em mình đọc. Cũng không nhiều phụ huynh thường xuyên động viên con đọc sách mà thường bỏ mặc cho trẻ cắm đầu vào điện thoại, truyền hình…

***

Để phong trào vận động sáng tác, ưu tiên in ấn và đọc sách cho lứa tuổi thiếu nhi, cần một sự chung tay đồng bộ giữa xã hội, nhà trường, phụ huynh và chính các em. Mọi người cần vào cuộc với những việc làm thiết thực chứ không phải chỉ bằng những lời nói, sự hô hào… Chẳng hạn như Hội Nhà văn VN làm đơn vị “bắc cầu” cho những buổi giao lưu giữa nhà xuất bản với tác giả để hai bên hiểu yêu cầu và ước muốn, sở trường… của nhau. Sau giao lưu có thể tiến hành ngay việc hợp đồng sáng tác và in ấn. Việc truyền thông giới thiệu các tác phẩm mới cho thiếu nhi cũng cần được quan tâm hơn trên báo chí hoặc các địa phương tổ chức giới thiệu sách mới.

Những đứa trẻ sẽ lớn lên với tâm hồn đầy nhân văn, biết sống có lý tưởng, hầu hết đều được ươm mầm từ những trang sách.

KHÔI VŨ NGUYỄN THÁI HẢI  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *