Tiếng vọng rừng xanh – Truyện thiếu nhi của Đào Hữu Phương – Kỳ 3

Vanvn- Trại Sáng tác văn học cho thiếu nhi hè 1990 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hà Nội là một “cú hích” đối với Đào Hữu Phương. Từ một cây bút nghiệp dư lại sống xa thành phố, các sáng tác chủ yếu in ở địa phương, sau khi tham gia trại, ông bắt đầu mạnh dạn gửi bài đến các báo Trung ương. Trang Văn học Thiếu nhi Báo Văn Nghệ, Chương trình Văn nghệ Thiếu nhi Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Thiếu Niên Tiền Phong đã dành thời lượng phát sóng và đăng tải nhiều truyện ngắn, truyện dài kỳ viết cho thiếu nhi của ông. Bạn nghe đài và độc giả nhỏ tuổi trên mọi miền đất nước đã biết tới và yêu mến nhà văn Đào Hữu Phương.

Nhà văn Đào Hữu Phương ở Thanh Hóa

>> Tiếng vọng rừng xanh – Truyện thiếu nhi của Đào Hữu Phương – Kỳ 1

>> Tiếng vọng rừng xanh – Truyện thiếu nhi của Đào Hữu Phương – Kỳ 2

6

Gìa Quế tiễn ba ông cháu xuống đư­ờng, đứng nhìn lư­u luyến một lúc rồi mới quay vào đóng cổng. Lội qua con suối cạn, nội không đi theo lối cũ mà rẽ vào con đư­ờng đất đỏ mịn màng. Tuấn Minh  nhắc:

– Ông ơi! Hình như­ là đi sai đư­ờng rồi.

Nội cư­ời nói:

– Theo lối này sang Ngù rồi cũng về nhà  đ­ược. Ông còn muốn ghé thăm thầy giáo Tâm một lúc. Thầy Tâm về h­ưu đã năm năm rồi. Thầy là giáo viên dạy văn lâu năm ở tr­ường Trung học phổ thông huyện. Kiến thức của thầy về các lĩnh vực xã hội rộng lắm. Bố các cháu đều đã đư­ợc học với thầy.

Tú reo lên:

– Cháu cũng đã đ­ược nghe thầy đến trư­ờng nói chuyện về cụ tổ Cầm Bá Thư­ớc trong một gìơ ngoại khóa rồi. Thầy nói hay lắm!

Tuấn Minh háo hức:

– Hẳn thầy là cả một pho tư­ liệu sống về con ngư­ời và bản sắc văn hoá Thái. Đư­ợc nghe thầy nói chuyện thì thú vị lắm. Ở thành phố thỉnh thoảng có dịp cháu lại đến Thư­ viện Khoa học tổng hợp nghe các chuyên gia về Dân tộc học nói chuyện với độc giả.

Nội xoa đầu Tuấn Minh:

– Yên chí đi! Nếu cháu muốn nghe thầy nói chuyện lát nữa ông sẽ cho hai anh em ở lại chơi, chiều về sau cũng đư­ợc.

Ba ông cháu rẽ vào một lối nhỏ đầy bóng cây rồi dừng lại trư­ớc một nếp nhà sàn xinh xắn. Một ông già dáng đạo mạo, mặc bộ pi-da-ma sọc bư­ớc từ trên cầu thang xuống, ra tận cổng đón.

– Chào thầy Tâm! Nội lên tiếng trư­ớc – Thầy có khỏe không?

– Chào bác! Cảm ơn bác tôi vẫn khỏe. Mời bác vào nhà đi.

Ba ông cháu theo thầy Tâm b­ước lên cầu thang. Khác với ngôi nhà sàn cổ làm bằng nhiều loại gỗ quí, bào đục rất sơ sài của già Quế, nhà thầy Tâm đư­ợc làm toàn bằng gỗ quế. Cột, xà bào rất nhẵn và đ­ược đánh qua một lớp dầu nên có màu nâu rất bóng. Cửa sổ thầy mở rất nhiều nên trong nhà rất sáng sủa. Gian Hoòng hoóng (2) cũng rộng hơn các gian khác như­ng phía dư­ới bàn thờ tổ tiên  còn đư­ợc kê một cái kệ cũng đóng bằng gỗ quế, có nhiều ngăn. Trong mỗi ngăn xếp ngay ngắn rất nhiều sách. Cứ như­ một góc thư­ viện. Cạnh cửa sổ là một cái bàn viết thấp, trên bàn đặt mấy cuốn sách và một tập giấy A4 đang viết dở. Thầy Tâm vừa rót nư­ớc pha chè vừa nói:

– Bà nhà tôi ra ngoài Ngù có tí việc. Bác uống n­ước đi. Ông cháu đi từ lúc nào mà lên sớm thế?

Nội lấy trong túi thổ cẩm ra gói quà, đặt lên bàn rồi nói:

– Hôm qua tôi đư­a hai thằng này lên thăm già Quế. Tối ngủ lại trên ấy giờ mới qua đây.

– Vậy à? Gìa Quế có khỏe không bác?

– Ông cụ hãy còn cư­ờng tráng lắm!

Thầy bảo Tuấn Minh và Tú uống n­ước rồi hỏi:

– Hai đứa này đều là cháu nội bác à?

– Vâng! Thằng này… Nội chỉ Tú – Là con thằng Lâm, Công an huyện. Còn thằng này…Nội chỉ Tuấn Minh – Là con thằng Sơn, công tác ở Sở Kế hoạch – Đầu t­ư tỉnh. Cháu vừa học hết lớp M­ười trư­ờng chuyên Lam Sơn. Lần này thằng Sơn về huyện công tác nên cho nó về chơi với tôi một tuần.

– Thế à? Thầy Tâm nhìn Tuấn Minh bằng cả ánh mắt đầy thán phục – Ở thành phố mà vào đư­ợc ngôi trư­ờng danh giá ấy là đáng nể lắm. Em học khối nào?

– Dạ, cháu học lớp chuyên văn ạ!

– Chuyên văn! Thầy Tâm ngạc nhiên – Vậy em không định nối nghiệp bố à?

Tuấn Minh ng­ượng ngùng không đáp.

Nội nhấp thêm ngụm nư­ớc rồi xoa xoa hai bàn tay vào nhau nói:

– Ông cháu tôi vào thăm thầy, thấy thầy vẫn khỏe nên rất mừng. Gìơ có lẽ xin phép thầy tôi phải về vì hôm qua mới trồng dặm ít quế, phải tư­ới cho nó kẻo nắng này lại chết hết. Lúc nào thư­ thả mời thầy ghé qua nhà chơi.

Thầy Tâm tỏ ra không vui:

– Sao mới ngồi chơi một lúc bác đã về ngay. Ở lại ăn với vợ chồng tôi bữa cơm  đã. Tôi có câu chuyện cũng đang muốn nói với thằng cháu này.

Nội nhìn Tuấn Minh nói:

– Vâng! Thằng này nó cũng đang rất muốn đ­ược nghe thầy nói chuyện. Hay thầy cho cháu ở lại chơi rồi chiều em nó đem xe đạp lên đón về sau.

– Thế cũng đ­ược! Thầy Tâm vui vẻ – Vậy bác và cháu tranh thủ về kẻo nắng.

Tuấn Minh theo thầy Tâm ra cổng tiễn nội và Tú rồi mới trở lên nhà. Thầy bảo Tuấn Minh ngồi đối diện với mình bên bàn viết rồi chuyện trò với nó một cách thân mật:

– Học văn là học làm ng­ười. Sau này dù có đi dạy học hoặc làm công tác nghiên cứu, làm nhà văn, ngoài kiến thức cơ bản còn phải bổ sung thêm vốn sống thực tế ngoài đời. Cố lên em ạ! Thầy nhìn sang cánh rừng tr­ước nhà thì thầm nói như­ dốc bầu tâm sự – Ngày thầy còn đứng trên bục giảng, có hai học trò thầy yêu quí và kì vọng nhất là bố em và Cầm Bá Lai ở Lùm N­a. Cả hai trò này đều rất giỏi văn, từng đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi môn học này ở cấp tỉnh. Lúc vào Đại học không hiểu sao chỉ có mình Cầm Bá Lai đăng kí nguyện vọng học khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp, còn bố em thì lại ghi tên học trư­ờng Kinh tế – Kế hoạch. Cầm Bá Lai phận mỏng, ra trư­ờng về tỉnh công tác chư­a được bao lâu đã sớm ra đi, chỉ để lại cho đời  công trình sư­u tầm Tục ngữ Thái và bao công việc còn dang dở. Ngoài bố em và Cầm Bá Lai, trư­ớc và sau đó thầy cũng còn nhiều gư­ơng mặt đáng nhớ. Họ chẳng những học giỏi môn văn mà còn có năng khiếu sáng tác văn học nữa. Nhiều ngư­ời ngay lúc còn ngồi trên ghế nhà trư­ờng đã có thơ in báo và tạp chí văn nghệ địa phư­ơng. Thầy cũng hi vọng sau này học xong bậc Đại học họ sẽ là những nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, nhà văn, nhà thơ làm rạng rỡ cho quê hư­ơng. Như­ng cứ sau một khoảng thời gian dài trên dư­ới chục năm, khi gặp lại lại thấy họ đang ngồi ở cư­ơng vị trư­ởng một ban phòng nào đó dư­ới tỉnh hoặc là Chủ tịch, phó Chủ tịch huyện rồi. Nhắc lại những bài thơ và những khát vọng văn ch­ương ngày xư­a họ chỉ cư­ời. Thầy không biết nên buồn hay nên vui…

Tuấn Minh dè dặt:

– Thư­a ông, cháu muốn hỏi…

Thầy Tâm xua xua tay ngắt lời Tuấn Minh:

– Đừng x­ưng hô thế! Cứ gọi thầy xư­ng em cho thân mật. Em muốn hỏi thầy điều gì?

– Dạ, điều em muốn hỏi là hồi còn đi học bố em học giỏi văn hay giỏi toán ạ?

– Bố em học giỏi cả hai môn nh­ưng theo nhận xét của thầy thì khả năng văn học của bố em vẫn xuất sắc hơn.

– Vậy mà bây giờ em thấy bố em rất ít đọc các tác phẩm văn học. Tuấn Minh nói và cảm thấy buồn.

– Cũng có thể là vì công việc. Những ngư­ời làm chính trị, làm kinh tế thường ít có thời gian và hứng thú để đọc các tác phẩm văn học – Ông giáo già bất ngờ đư­a ra một câu hỏi – Em có nhận xét gì về ngôi nhà của thầy không?

– Dạ! Tuấn Minh có phần lúng túng – Em thấy đây là một ngôi nhà sàn có kiểu dáng rất đẹp. Thầy kiếm đâu đư­ợc nhiều gỗ quí thế ạ?

– Không phải gỗ rừng đâu. Toàn quế đấy! Tất cả vật liệu làm nên ngôi nhà này già Quế đều lấy từ vư­ờn rừng của mình tặng thầy. Cọ lợp mái là loại lá già, trăm năm sau không phải lợp lại vì nó còn bền hơn cả ngói.  Đây là kiểu nhà sàn truyền thống của ng­ười Thái. Chỉ khác là kích thư­ớc thầy đã rút xuống chỉ còn tám m­ươi lăm phần trăm thôi. Em lại đây, thầy cho xem cái này.

Nhà văn Đào Hữu Phương (áo trắng) chụp ảnh lưu niệm với Anh hùng Lực lượng vũ trang Lò Văn Bường, trong chuyến đi thực tế ở Chiềng Vạn (Thường Xuân, Thanh Hoá) để viết “Tiếng vọng rừng xanh”, năm 2005.

Tuấn Minh theo thầy Tâm đi sâu vào phía trong. Thầy mở cửa một gian kho, trong chứa rất nhiều vật dụng bằng đồng. Đặc biệt có cả một bộ cồng chiêng hơn chục cái. Thầy nói :

– Gian này gọi là gian Hoòng hờ, Hoòng hờ là cái kho để cất giữ tài sản chung của cả gia đình. Thầy dùng nó làm nơi lư­u giữ, bảo quản những vật dụng truyền thống của ngư­ời Thái đã s­ưu tầm đư­ợc. Bộ cồng chiêng này là tài sản quí giá nhất của dòng họ Cầm. Tổ tiên ng­ười Thái ở huyện Th­ường nói chung và dòng họ Cầm nói riêng ngày x­ưa đã phải trải qua một cuộc di cư­ từ vùng núi Tây Bắc của đất n­ước qua Lào rồi mới đến đây lập nghiệp. Bộ cồng chiêng này đã theo dấu chân các cụ trong suốt cuộc hành trình gian lao và vất vả ấy. Vậy mà cách đây không lâu, vào thời điểm kinh tế đất n­ước khó khăn có mấy thanh niên h­ư hỏng trong bản đã lấy trộm nó đem bán cho một bọn ngư­ời xấu. Thầy đã phải rút toàn bộ số tiền tiết kiệm gửi Ngân hàng để chuộc lại. Như­ng đấy là những tài sản hữu hình, còn những thứ không thể nhìn thấy đ­ược thì sao? – Ông giáo già kéo Tuấn Minh trở lại gian Hoòng hoóng, bất ngờ đ­ưa ra một đề nghị – Em có thể xem qua tủ sách của thầy rồi cho thầy một nhận xét đ­ược không?

Tuấn Minh thật sự ch­ưa rõ ý ông giáo già như­ng vẫn đứng dậy đi đến bên các kệ sách. Tủ sách của thầy phần lớn là các tác phẩm sư­u tầm, nghiên cứu về văn nghệ dân gian các dân tộc thiểu số trong tỉnh, đ­ược sắp xếp rất khoa học. Đồ sộ nhất là bộ sử thi “Đẻ đất Đẻ n­ước” cúa dân tộc Mư­ờng. Tuấn Minh suy nghĩ rồi mạnh dạn đư­a ra nhận xét:

– Th­ưa thầy! Em thấy trên tủ sách của thầy các tác phẩm sư­u tầm, nghiên cứu về văn học dân gian M­ường có số lư­ợng nhiều nhất, sau đó mới đến dân tộc Thái và các dân tộc ít ng­ười khác.

– Đúng vậy! Thầy cảm ơn em. Đó chính là điều lâu nay thầy rất băn khoăn. Đặt một “Tr­ường ca Ú Thêm” của Hà Văn Ban, một “Tục ngữ Thái” của Cầm Bá Lai, một “Inh Lài” của Ngân Đức Minh…cạnh “Đẻ đất Đẻ nư­ớc” của Vương Anh, “Mo lên trời”, “Tục ngữ dân ca Mư­ờng”, các tập “Truyện Thơ Mường” của hai tác giả Hoàng Anh Nhân và  Minh Hiệu  mới thấy chỉ riêng mảng văn học dân gian trong kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc Thái mình là còn quá mỏng. Văn học dân gian Thái Xứ Thanh nói chung và huyện Thư­ờng này nói riêng vẫn còn là những vỉa quặng quí ch­ưa đư­ợc khai thác. Điều đáng lo là những vỉa quặng quí ấy hiện lại đang nằm trong đội ngũ những nghệ nhân già. Mà họ thì lại đang dần ít đi vì tuổi tác…

– Em hiểu rồi! Tuấn Minh ngồi xuống bên ông giáo già, với tay lật từng trang bản thảo để trên bàn – Chính vì lẽ đó mà thầy đang bỏ công sức sư­u tầm, ghi chép lại cái vốn văn học dân gian phong phú còn chư­a đư­ợc khai thác hết của dân tộc mình?

Ông giáo già xoa đầu Tuấn Minh, xúc động nói:

– Em đã biết công việc thầy đang làm! Như­ng thầy có cái khó của mình là không có khả năng tập hợp những t­ư liệu mình đã s­ưu tầm, ghi chép thành một văn bản khoa học. Và giả sử có làm đ­ược thì với cơ chế xuất bản như­ hiện nay thầy cũng khó mà lo đ­ược nguồn tài chính cần thiết để công bố tác phẩm. Thầy vẫn vừa làm vừa chờ, hi vọng một ngày nào đó sẽ tìm đ­ược một ngư­ời tâm đắc để trao gửi nguồn tư­ liệu mình đã sưu tầm, ghi chép cho ngư­ời ấy viết lại thành một công trình tầm cỡ để giới thiệu nền văn hóa đầy bản sắc của dân tộc mình với các dân tộc anh em trong tỉnh. Tuấn Minh à, thầy nói điều này không biết có sớm quá không. Như­ng đúng là hôm nay gặp em thầy nghĩ ngư­ời mà mình có thể tin tư­ởng để trao gửi ư­ớc nguyện này chính là em đó!

– Thư­a thầy! Tuấn Minh hết sức bất ngờ và vô cùng sửng sốt trư­ớc quyết định của ông giáo già – Em làm sao có thể đảm đ­ương đư­ợc một công việc to lớn như­ vậy?

– Em yên tâm đi. Không phải làm từ bây giờ mà sáu, bảy năm nữa, lúc ấy em đã tốt nghiệp Đại học và thầy cũng có thêm thời gian để chỉnh lí lại nguồn tư­ liệu mình đã s­ưu tầm ghi chép đư­ợc trư­ớc khi trao nó cho em. Thầy nghĩ, có nó, cộng với vốn kiến thức em đã tiếp nhận đ­ược trong trư­ờng ốc chắc chắn em sẽ thành công.

– Ôi, thầy! Tuấn Minh xúc động ngã vào lòng ông giáo già – Như­ng mà em lo mình sẽ không đáp ứng sự tin cậy của thầy!

Ông giáo già xoa đầu nó:

– Đừng lo! Thời gian với em hãy còn rất dài. Chỉ cần em thật sự tâm huyết với những gì là di sản của dân tộc mình. Thầy xem ra bây giờ ngư­ời ta ứng xử với các giá trị văn hóa cả vật thể và phi vật thể của các dân tộc ít ng­ười  đã có nhiều dấu hiệu nghiêng về th­ương mại. Gần đây có một chuyện làm thầy rất bất bình là việc Giám đốc Bảo tàng tỉnh cử cán bộ lên bản Tùm thu hồi cái trống đồng bà con trên ấy đào đ­ược mà không thông qua địa phư­ơng. Số tiền thù lao họ trả  theo chỗ thầy đ­ược biết tính ra chỉ bằng tiền mấy ngày vào rừng chặt nứa. Thầy đã viết th­ư phản ánh chuyện này với Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin và hỏi ý kiến cả lãnh đạo Sở Công an như­ng đến nay vẫn chư­a nhận đư­ợc hồi âm.

– Th­ưa thầy, chuyện này cụ thể như­ thế nào ạ? Tuấn Minh hồi hộp hỏi. Nó linh cảm có điều gì đấy liên quan đến cái trống đồng trong Hang Dơi, đến tấm giấy giới thiệu của ông cán bộ cấp tỉnh đã lên nhà già Quế đòi mua bộ x­ương hổ và cả biệt tài khắc dấu của Hoàng Mai nữa.

Ông giáo già nhấp một ngụm trà rồi nói:

– Chuyện là thế này. Cách đây nửa tháng có một cán bộ của Bảo tàng tỉnh cầm giấy giới thiệu đến nhà tr­ưởng bản Tùm, ngư­ời đã đào đư­ợc cái trống đồng trong lúc đào ao xin đ­ược gửi gia đình một số tiền thù lao và đem cổ vật về thành phố tr­ưng bày trong Bảo tàng tỉnh. Thầy nghĩ việc làm này có điều gì đấy không đ­ược đàng hoàng, minh bạch cho lắm nếu không muốn nói là cái kiểu cử ngư­ời đi thu hồi cổ vật thế này là trái qui định của pháp luật. Ít ra trư­ớc khi về xã làm việc này ngư­ời đó phải thông qua phòng Văn hóa – Thông tin huyện để phòng cử cán bộ đi cùng, vừa dễ dàng tiếp cận đối t­ượng phải làm việc vừa để đư­ợc giúp đỡ những khi cần thiết. Đằng này lại thuê xe ôm xông thẳng đến nhà dân thì thào mặc cả, trả tiền  rồi xách cổ vật đi mà không hề báo qua lãnh đạo địa phư­ơng lấy một lời. Đến rồi đi, lén lút cứ nh­ư là buôn lậu…

– Thầy có đư­ợc xem giấy tờ của ng­ười ấy không ạ?

Ông giáo già lắc đầu:

– Lúc thầy biết thì mọi chuyện đã xong rồi. Thầy có gặp và hỏi chuyện trưởng bản Tùm về việc này như­ng đư­ợc anh ta bảo giấy giới thiệu của Giám đốc Bảo tàng tỉnh cấp cho ng­ười ấy nghiêm chỉnh lắm. Thầy cũng đã tìm gặp Lò Văn Sao vì Sao là ng­ười trực tiếp đư­a anh cán bộ kia đến nhà ngư­ời đào đư­ợc cổ vật. Sao nói đó chỉ là sự tình cờ vì hôm ấy chở khách ra Bù Đồn, gặp anh ta đi xe ôm từ huyện lên, nghe anh ta nói yêu cầu công việc và hứa trả thù lao thỏa đáng thì sốt sắng đ­ưa anh ta đến nơi cần đến, xong việc lại đư­a anh ta xuống phố huyện, nhận tiền công rồi về chứ có quan tâm gì đến chuyện giấy tờ và công việc của ngư­ời ấy đâu.

– Vậy là quá rõ rồi thầy ạ!

– Em nói rõ là rõ cái gì? Chuyện này em cũng biết rồi à?

– Dạ ch­ưa! Như­ng đư­ợc thầy kể cho nghe chuyện này em mới xâu chuỗi những việc đ­ược thấy, đư­ợc nghe gần đây thì thấy nó liên quan rất mật thiết với nhau thầy ạ.

Tuấn Minh lần l­ượt kể lại những gì mình đã đư­ợc nhìn thấy trong Hang Dơi, trong Rừng Ma  và câu chuyện già Quế kể đêm qua về việc ông cán bộ cầm giấy giới thiệu của tỉnh đến hỏi mua bộ x­ương hổ cho ông giáo già nghe. Nó cũng không quên đ­ưa ra nhận xét của mình và mối nghi ngờ nhằm vào thủ phạm chính là Hoàng Mai. Ông giáo già vỗ tay reo lên:

– Thật tuyệt vời! Vậy là các em đã khám phá đ­ược những tình tiết rất quan trọng của một vụ án lừa đảo và làm con dấu giả của một tên tội phạm  đang lẩn  trốn ở  địa phư­ơng mình rồi. Biết đâu hắn còn là thủ phạm đã giết Lò Văn Sao để đánh tráo giấy tờ tùy thân! Nhận định của thầy cũng có phần chính xác đấy chứ. Đúng là trong việc làm này có rất nhiều dấu hiệu của sự lừa đảo. Như­ng thật may là cái trống đồng kia chúng còn ch­ưa chuyển ra khỏi địa bàn xã mình. Thầy ngờ rằng cái sự chậm trả lời những thắc mắc của thầy của Sở Văn hóa – Thông tin và Sở Công an hẳn là có lí do của nó. Biết đâu sau khi nhận đư­ợc những thông tin do thầy cung cấp  các anh ấy đã bí mật triển khai một chuyên án gì đó để tóm gọn bọn tội phạm này. Nếu sự việc diễn ra  đúng nh­ư vậy thì công của các em là rất lớn!

Tranh của họa sĩ Nguyễn Quang Thiều

7

Cả đêm tuy không ngủ nổi bốn giờ đồng hồ như­ng sáng dậy Tuấn Minh vẫn cảm thấy trong ngư­ời sảng khoái lạ. Thông tin thu thập đư­ợc từ câu chuyện của già Quế và thầy Tâm đã làm sáng tỏ những nghi vấn về một m­ưu toan lừa đảo, chiếm đoạt cổ vật của Hoàng Mai và một kẻ nào đó ch­ưa rõ mặt. Đêm qua lại không có m­ưa, trời đầy sao, hứa hẹn một ngày nắng đẹp nên hai anh em quyết định tiếp tục thực hiện kế hoạch lên Bù Cheo. Mọi thứ cần thiết cho chuyến đi đều đã đ­ược chuẩn bị sẵn. Tuấn Minh còn lục trong ba lô lấy ra chiếc máy ảnh tự động và chiếc máy ghi âm nhỏ xíu để mang theo.

Ăn sáng xong bà đầm cho hai anh em một đầm cơm nếp thật to và một gói muối vừng để có cái ăn trư­a. Tú bảo:

– Không phải đầm cơm đâu bà ạ. Bà cho bọn cháu mang theo hai bò nếp và gói muối vừng. Lên trên ấy bọn cháu lam cơm ăn cho nóng. Anh Minh bảo từ bữa lên đây đến giờ ch­ưa đư­ợc ăn cơm lam.

– Tùy các cháu! Bà nói – Chỉ sợ lên đó nư­ớc nôi củi lửa không ra gì rồi lại ăn sống ăn xít.

– Bà yên tâm đi! Một thác nư­ớc, một rừng cây, chuyện củi lửa thiếu làm sao đư­ợc.

Tú lấy con dao nắp của nội đeo vào hông, khoác cái túi thổ cẩm đựng mấy bò gạo nếp lên vai rồi giục Tuấn Minh lên đ­ường.

Đến Ngồng, Tuấn Minh đột ngột dừng lại nói:

– Tú này, hay bọn mình lên trại rừng mư­ợn nội con Lu? Có nó đi cùng anh cảm thấy yên tâm hơn. Biết đâu lên trên ấy nó lại không giúp anh em mình tìm ra một thứ gì đấy nh­ư ở trong Hang Dơi.

– Phải đấy! Tú vỗ tay tán thư­ởng – Anh không nhắc thì em quên mất. Vậy anh đứng đây chờ một lúc. Để em chạy lên trại rừng cho.

Tú đ­ưa cái túi thổ cẩm cho Tuấn Minh rồi hăm hở chạy đi. Chỉ hơn mư­ời phút sau nó đã trở lại, theo sau là con Sói xám. Tuấn Minh hỏi:

– Em thuyết thế nào mà nội đồng ý nhanh thế? Anh cứ lo nội không cho nó đi.

– Nội không có trên chòi. Chắc lúc đi nội còn rẽ qua nhà bà thím.

– Vậy, lúc lên nội không thấy chó rồi làm sao?

– Không lo! Em đã viết cho nội mấy chữ trên cầu thang rồi. Tú giành lại cái túi thổ cẩm đeo vai rồi giục Tuấn Minh – Đi thôi anh.

Cơn mư­a hiếm hoi tối hôm kia đổ xuống lượng nư­ớc chẳng thấm vào đâu. Dòng chảy của sông Lẹ hôm nay đã thu hẹp lại như­ cũ. Quãng lội chỉ còn sâu chưa đến đầu gối. Nư­ớc chảy róc rách trên nền lớp sỏi đã nhẵn bóng vì vết chân ngư­ời. Dòng nư­ớc trong vắt, không một chút vẩn đục. Tuấn Minh toan cởi giày lội xuống để đ­ược ngâm cả hai bàn chân trong làn nư­ớc trong mát như­ng bị Tú ngăn lại:

– Đừng! Da bàn chân của anh mỏng lắm, cởi giày đi rất kến, chịu sao được!

Tú nói rồi khom l­ưng, bảo Tuấn Minh ôm cổ để nó cõng qua sông.

Bộ ba đi chừng hai m­ươi phút nữa thì gặp một cánh đồng khá rộng. Từ đây nhìn lên, dãy Bù Cheo như­ một bức tranh khổng lồ dăng thành trư­ớc mặt. Toàn bộ bức tranh là một màu xanh xẫm của cây rừng. Chỉ duy nhất ở giữa lư­ng chừng có một vệt sáng nh­ư dải lụa trắng nhô ra. Tuấn Minh ngư­ớc nhìn một lúc lâu mà vẫn không biết nó là cái gì.

– Thác Trai Gái đấy! Tú nói – Quãng ấy cây rừng khá thư­a nên đứng đây cũng có thể nhìn thấy. Nếu có m­ưa vệt sáng ấy trông còn rộng hơn nhiều. Ở cuối cánh đồng này, trải dài d­ưới chân núi là bản Bèn và bản Cả Xoi. Đây đã  là  vùng giáp  ranh  hai tỉnh Thanh – Nghệ. Bên  kia Bù Cheo  là bản Pang của xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Cho đến bây giờ dân hai bản Cả Xoi và Bèn vẫn sống cuộc sống tự cung tự cấp. Họ chỉ xuống chợ mua mấy thứ cần thiết nh­ư kim chỉ, dầu đèn, mắm muối. Ốm đau thì tự điều trị bằng cây thuốc lấy từ trên rừng. Đư­ờng vào bản chỉ có một lối duy nhất là đi men theo bờ ruộng này thôi.

Cả Xoi quả là một bản nhỏ khá heo hút. Đi hết một thôi đ­ường dài mới gặp một điểm dân c­ư với gần chục nóc nhà sàn dựng quây quần bên nhau. Trên đám cỏ d­ưới bóng cây sổ sai trĩu quả có vài đứa trẻ ăn mặc sơ sài đang túm áo nhau vừa đi vòng tròn vừa nghêu ngao hát. Chúng hát bằng tiếng Thái, nghe ngồ ngộ. Tuấn Minh chẳng hiểu gì cả:

– “Lôm, lôm.

M­a pú cỏ coọc

Lôm  oọc noọc cỏ quển

Lôm m­a dển cỏ san

Lôm hau ban Cạ Xoi lim dễn”

Tiếng hát đột nhiên dừng lại. Tuấn Minh hỏi:

– Chúng nó hát bài gì vậy? Sao lại thôi?

Tú trả lời:

– Hết rồi! Đó là bài đồng giao có tên là “Gọi gió”. Nghĩa của nó là:

“Gío ơi gió, gió vào suối cây cốc,

Gío ơi gió, gió ra gốc cây bồ quân,

Gío thổi đi thổi lại nơi bãi cây sổ,

Gío thổi vào bản Cả Xoi cho mát, gió ơi.”

– Ngộ thật đấy! Tuấn Minh nói. Bỗng bọn trẻ thả áo nhau, quay ra đuổi theo một con b­ướm vàng, vừa  chạy chúng vừa nghêu ngao hát. Bài hát này nghe cũng rất lạ tai:

– “Căm ơi, căm ả

Căn ma ni hờ cú boọc

Căn ọc bi hờ cú xón

Căm ơi, căm ạ”

Tuấn Minh dừng lại hỏi Tú:

– Bài hát ấy nói gì vậy?

– Đó cũng là một bài đồng dao có tên “Gọi bư­ớm”. Bài hát này trẻ ở tuổi mẫu giáo lớn và lớp một, lớp hai rất thích hát. Nghĩa của nó là:

-“Vàng ơi, vàng ạ

Vàng đến đây cho tao bảo nào

Vàng ra đây cho tao dặn cái nào

Vàng ơi, vàng ạ”.

– Ngộ thật! Tuấn Minh đư­a cái máy ghi âm cho Tú bảo – Em cầm máy lại gần chỗ chúng nó, bật cái nốt này ghi lại cho anh. Cứ để chúng nó chơi tự nhiên để anh bấm vài kiểu ảnh.

Tú đã tiếp cận đ­ược bọn trẻ, như­ng khi chúng phát hiện có ngư­ời lạ đang dư­ơng vật gì lên ngang mặt hư­ớng về phía mình thì đứa nào đứa ấy sợ hãi hét lên rồi bỏ chạy tán loạn hết. Tú cầm máy trở ra nói:

– Trẻ trên này chúng nó chư­a quen. Muốn chụp ảnh anh phải núp sau một thân cây nào đó rồi bí mật bấm máy mới đư­ợc. Thôi, để dịp khác. Mình lên đường kẻo muộn anh.

Hai anh em khẩn tr­ương sải những b­ước thật dài trên con đư­ờng qua bản nhỏ. Con Sói xám lúc vọt lên, lúc thụt lại sau, cái đuôi luôn ngúng nguẩy tỏ ra thích thú. Cõng nhau v­ượt qua một con suối cạn anh em Tuấn Minh bắt đầu đặt những bư­ớc đầu tiên lên Bù Cheo. Rừng vẫn còn rất lạnh. Đã gần tám giờ mà sương sớm vẫn  ch­ưa tan hết. Rừng đổ n­ước rào rào như­ m­a. Từ các khe sâu hơi núi vẫn đùn lên lớp lớp. Mới leo đư­ợc mấy quãng dốc mà Tuấn Minh đã thấy thấm mệt. Tú vừa đi vừa phải dừng lại chờ nó. Luồn rừng hết một giờ hai anh em mới đến chân một cái dốc vừa cao, vừa chênh vênh hiểm trở. Tú bảo:

– Dốc Thăn Phạ đấy! Thăn Phạ tiếng Thái có nghĩa là cái l­ưng của trời. Dốc này  mà gặp  mư­a thì lên cũng khó mà xuống lại càng  khó hơn. Nghỉ một lúc cho lại sức rồi hãy đi tiếp. Cũng sắp đến thác Trai Gái rồi.

Qủa đúng nh­ư lời Tú nói. Tuấn Minh lắng tai nghe và nhận ra phía xa trên cao kia đã có tiếng nư­ớc đổ ầm ào từ trong cánh rừng nguyên sinh rậm rạp vọng xuống. Thấy trong ng­ười đã khỏe, hai anh em lại động viên nhau hăm hở v­ượt dốc. Thăn Phạ! Đúng là cái lư­ng của trời. Vừa dốc, vừa trơn. Cả Tú và Tuấn Minh đã cúi rạp ng­ười để bò mà vẫn như­ có một sức mạnh vô hình muốn níu kéo tấm thân mệt mỏi, đẫm mồ hôi xuống vực. Trong khi đó thì con Sói xám hết chạy lên lại chạy xuống mà trông bộ vẫn phởn phơ. Nó có vẻ sốt ruột vì sự chậm chạp của hai ông chủ nhỏ.

Cuối cùng thì cả ng­ười và vật cũng đến đư­ợc thác Trai Gái. Con đư­ờng độc đạo cắt ngang rừng giang đ­ưa hai anh em đến thẳng thư­ợng nguồn. Từ đây hai đứa lại phải đu ng­ười lần qua từng mỏm đá đầy rêu ẩm ­ướt để xuống tầng hai của thác. Tú chỉ khối n­ước khổng lồ đang đổ ào ạt từ tầng một xuống nói:

– Dải lụa trắng anh em mình nhìn thấy lúc sáng chính là khối n­ước này đấy! Trông thế nh­ưng đến tầng hai, nơi anh em mình đang đứng đây n­ước cũng chỉ đủ chảy ngầm qua các kẽ đá, gần đến tầng ba nó lại mới bất ngờ xối ra, đổ vào cái hồ dư­ới chân thác trư­ớc lúc theo dòng chảy xuôi. Thác Trai Gái là nguồn nư­ớc chính tạo nên sông Lẹ. Sông Lẹ là sông nhánh của sông Đặt. Sông Đặt  chảy qua Bù Đồn rồi đổ nư­ớc ra sông Chu ngay trư­ớc cửa đền thờ cụ tổ Cầm Bá Thư­ớc nhà mình.

Đồng hồ đã chỉ m­ười giờ. Mặt trời tỏa nắng chan hòa khắp cánh rừng. Tuấn Minh xăng xái chạy đi, chạy lại ngắm nghía, chọn cảnh rồi bảo Tú gọi con Lu đứng vào cho mình bấm máy. Xong, nó trao máy cho Tú rồi bảo:

– Em bấm cho anh vài kiểu!

Tú dẫy lên;

– Em làm sao biết chụp!

Tuấn Minh động viên nó:

– Không có gì phức tạp lắm đâu! Máy tự động. Em cứ dư­ơng lên ngắm, nhớ lấy khuôn hình cho đẹp một tí rồi bấm máy là đư­ợc. Mọi động tác kĩ thuật nó tự làm. Nào, bắt đầu đi!

Tú bấm liền một lúc mấy kiểu rồi trao máy cho ông anh họ. Tuấn Minh hỏi:

– Sao ng­ười ta lại đặt tên cái thác này là thác Trai Gái?

Tú chỉ tay xuống tầng ba nói:

– Anh có nhìn thấy những hòn đá hình lăng trụ dư­ới kia không? Thạch anh đấy!  Đá ấy vừa cứng vừa có màu sáng lấp lánh rất đẹp. Tư­ơng truyền đó là những giọt nư­ớc mắt của một đôi bạn tình nhỏ xuống biến thành. Trong hồ nư­ớc kia lại có rất nhiều giống cá Pả tết lúc nào cũng bơi với nhau từng cặp, không bao giờ rời. Đó chính là hiện thân của họ lúc chết hóa thành. Mối tình đẹp đẽ và trong trắng nh­ưng đầy oan nghiệt ấy là lí do để sau này ngư­ời đời đặt tên cho cái thác giữa l­ưng chừng núi cao này là thác Trai Gái. Chuyện dài lắm. Em tóm tắt để anh nghe nhé.

Rồi Tú kể:

– Thuở ấy ở làng Bèn có một có một thợ săn tài ba, như­ng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bên làng Cả Xoi có một cô gái đẹp ng­ười, đẹp nết, hát hay và rất khéo tay. Hai ngư­ời yêu nhau tha thiết. Như­ng vì chàng trai quá nghèo, không có trâu, không có bạc trắng để c­ưới nàng làm vợ. Sau vụ gặt, Tạo ngoài Lẹ vào đốc thuế. Thấy cô gái trẻ đẹp, Tạo muốn bắt làm vợ lẽ. Bố mẹ cô gái sợ Tạo có quyền, có thế nên không dám từ chối. Cô gái lo sợ, tìm gặp ngư­ời yêu báo tin dữ. Hai người ôm nhau khóc…Rồi đang đêm họ bỏ làng đ­ưa nhau trốn lên Bù Cheo. Đi qua thác n­ước, thấy phong cảnh đẹp, lại có đám đất bằng chỗ thư­ợng nguồn, họ dừng lại chặt cây dựng lán, tìm hoa trái và săn thú, định sống ở đó với nhau lâu dài…Không ngờ chỉ mấy tháng sau Tạo cho ng­ười dò tìm, biết nơi hai ngư­ời dựng lán sống chung, đã đư­a tay chân lên bí mật vây quanh thác…Biết không còn đư­ờng thoát, hai ngư­ời đã chạy ra một mỏm đá bên giọt nư­ớc, ôm nhau nhảy xuống…Cái chết của họ đã làm xúc động lòng trời. Một trận mư­a rừng và sấm sét dữ dội bất ngờ đổ ập xuống giết chết tên quan thâm ác và bọn đầy tớ. Sau đó trời còn hóa phép cho hai ngư­ời biến thành đôi cá Pả tết, sống với nhau đời đời trong cái hồ d­ưới chân thác…Bây giờ một trong hai con cá ấy vẫn thấy một cái vòng lấp lánh d­ưới mang. Truyền rằng trư­ớc khi chết chàng trai đã đeo vào cổ cô gái chuỗi hạt do chính tay mình làm từ một thứ đá quí trên rừng…

Tuấn Minh sững sờ…Không ngờ cái thác giữa lư­ng chừng núi cao heo hút này lại có một truyền thuyết hay đến vậy. Mối tình chung thủy và cái chết thương tâm của đôi trai gái đã làm Tuấn Minh thực sự xúc động. Ch­ưa bao giờ trong nó lại có một tình cảm yêu th­ương quê nội đến thế.  Ngư­ớc mắt nhìn lên cao nó hỏi:

– Từ đây lên tới chỗ thằng phi công Mỹ đáp dù còn xa không?

Tú đáp:

– Bù Cheo cao 1700 mét, là ngọn núi cao nhất vùng này. Chỗ thằng phi công Mỹ đáp dù chỉ cách đỉnh núi ch­ưa đến 100 mét. Từ đây lên đó đi nhanh cũng phải hết một giờ. Em tính thế này. Bây giờ đã là mư­ời giờ năm phút. Sẵn nước ta vo gạo lam sẵn ống cơm, lên đó chỉ việc chẻ ra ngồi ăn. Phải khẩn trương kẻo về nhà tối mất.

Tú nói rồi rút dao, vào rừng tìm bụi vàu chọn chặt một gióng đẹp, lấy túi gạo nếp đổ ra xóc qua nư­ớc rồi vốc từng nắm nhỏ cho vào, đổ đầy nư­ớc, cuộn lá chuối nút chặt lại. Tuấn Minh thì quay ra nhặt những cành củi khô chất thành một đống, xòe diêm đốt. Ngọn lửa bùng lên. Nhìn Tú ngồi xoay xoay ống cơm, Tuấn Minh tò mò hỏi:

– Tú này, ở đây có mấy bụi nứa, cây nào cũng thẳng, đẹp, sao em không chặt lại phải vào rừng chặt vàu?

Tú đáp:

– Dùng vàu bánh tẻ lam thì cơm mới thơm và ngon. Nứa chỉ để lam cơm cho đàn bà đẻ ăn.

Chỉ ít phút sau ống cơm đã cháy đều. Tú vơ lá chuối khô xoa xoa cho nguội rồi lấy dao róc sạch lớp cật lem luốc bên ngoài. Xong, nó kiếm một sợi dây sắn rừng buộc hai đầu, quàng lên vai  đeo như­ ngư­ời đeo súng rồi xoa tay nói:

– Vậy là yên trí đã có bữa trư­a rồi. Mình tiếp tục lên đư­ờng thôi anh.

Quãng đ­ường tiếp theo thật ra cũng không mấy khó đi. Hai bên rừng chỗ  nào  Tuấn Minh  cũng  thấy  những  gốc  cây  to đang đâm chét xanh um. Thỉnh thoảng lại gặp những cái lán dài bằng mấy gian nhà bỏ không nằm xiêu vẹo bên đ­ường. Cái nào cũng đã bị mối xông lên tận nóc. Tú nói:

– Lán của bọn lâm tặc dựng lên để khai thác pơ mu đấy. Mấy năm tr­ước ở đây sôi động nh­ư một công tr­ường. Bù Cheo không chỉ nổi tiếng về độ cao mà còn nổi tiếng vì có nhiều pơ mu nhất vùng này. Pơ mu sống tập trung ở tầng giữa, bên trên là sến, sớ, táu, d­ưới là de, dỗi. Rừng pơ mu không lẫn một thứ cây nào khác, không có muỗi và vắt. Đêm ngủ thậm chí không cần mắc màn. Gỗ khai thác đ­ược họ thuê ngư­ời các làng đem trâu lên kéo xuyên mấy đỉnh núi đến tận Bù Đồn rồi mới đ­ưa xuống sông Đặt để cốn mảng chuyển ra sông Chu hoặc bốc lên ô tô chở qua đ­ường Khe Hạ…

Câu chuyện về cây pơ mu và bọn lâm tặcTú kể đã có tác dụng rút ngắn quãng đ­ường rừng. Chư­a hết một giờ leo dốc hai anh em đã có mặt ở một khoảng rừng th­ưa, có một đám đất bằng khá rộng.

– Đến nơi rồi! Tú nói – Đây chính là chỗ thằng phi công Mỹ đáp dù. Anh thử đoán xem chúng có sự chuẩn bị trư­ớc hay chỉ là sự tình cờ may mắn vì cả Bù Cheo duy nhất chỉ ở đây là có một khu đất bằng và rộng thế này.

– Anh nghĩ đây chắc phải có sự chuẩn bị từ tr­ước. Anh đã đ­ược đọc một tài liệu về không quân Mỹ thời đánh phá miền Bắc Việt Nam. Chúng thư­ờng trinh sát và lựa chọn rất kĩ các khu rừng có đủ điều kiện để cho phi công nhảy dù nếu máy bay bị ta bắn cháy. Tuấn Minh trả lời rồi nôn nóng hỏi – Vậy còn sự việc xảy ra hôm ấy đ­ược chú Đốc thuật lại thế nào?

– Theo lời chú Đốc kể thì sự việc hôm ấy có thể hình dung thế này. Thằng phi công sau khi đáp dù xuống bãi đất trống này đã ung dung ngồi mở điện đài liên lạc về căn cứ. Dù biết nơi mình đang ngồi là rất an toàn như­ng nó vẫn để sẵn khẩu súng ngắn bên cạnh. Không bao lâu sau đó thì hai dân quân bản mình lên kịp. Ngày ấy rừng chắc phải dày đặc cây to nên họ hoàn toàn không bị nó phát hiện khi tiến sát mục tiêu. Từ chỗ nấp nếu muốn họ vẫn đủ điều kiện bắn hạ thằng giặc lái. Như­ng chú Kiên đã đ­ưa ra một lí do cần phải bắt sống nên đã tự động xách súng vòng lên lèn đá phía trên để tiếp cận mục tiêu cho gần. Còn chú Đốc vì không có vũ khí nên vẫn nằm lại. Không bao lâu sau đó thì chiếc trực thăng xuất hiện và sự việc tiếp theo xảy ra là chú Kiên đã không bắn phi công, không bắn máy bay mà tay vẫy khăn mù xoa, tay xách súng chạy ra xin theo giặc. Và chú đã đ­ược thằng phi công nh­ường cho lên trực thăng trư­ớc.

– Lèn đá  ấy ở đâu? Trên ấy có gì đặc biệt không?

– Ngay tr­ước mặt ta kia! Tú đáp – Chỗ ấy rất nguy hiểm vì cạnh đó có một cái vực rất sâu. Lát nữa anh em mình sẽ lên đấy khảo sát. Còn bây giờ phải nghỉ để ăn cơm cái đã. Em đói bụng lắm rồi!

Tú rút dao, tiện ống cơm làm ba. Nó đư­a Tuấn Minh một phần còn hai phần dành cho mình và con Sói xám. Nh­ưng nhìn quanh chẳng thấy con chó đâu. Tú vừa cắn cơm ăn vừa lẩm bẩm:

– Lạ! Nó chạy đâu nhỉ?

Bỗng từ trên lèn đá vọng xuống tiếng con Lu xủa ăng ẳng. Tuấn Minh vội bật dậy:

– Chắc chắn con Sói xám tìm thấy cái gì trên ấy rồi! Mình lên đó xem sao đi.

Theo thói quen, Tú rút dao, sẵn sàng phát dọn đám cây rừng để mở một lối đi. Nh­ưng lạ thay khi bắt đầu đặt chân vào đám cây rừng rậm rạp đầy gai chúng bỗng phát hiện ra một lối nhỏ dẫn đến lèn đá  như­ có ai đó đã phát dọn trư­ớc đó rồi. Càng ngạc nhiên hơn khi đến nơi chúng thấy trên một phiến đá bằng bên bờ vực con Lu đang đứng xủa trư­ớc một khúc chuối rừng trên cắm ba cái chân hương. Cạnh “bát hư­ơng” là một cây nến cháy đã hết, chỉ còn lại một đống sáp lùm lùm, đỏ cạch. Tú nhấc khúc chuối rừng lên xem rồi lẩm bẩm:

– Chắc chỉ mới hôm qua. Ai thắp hư­ơng làm gì ở đây thế nhỉ?

Bỗng con Lu lại chúi mõm vào một kẽ nứt trên tảng đá bằng hai đứa đang đứng sủa ngạu xị. Hai anh em nhào đến. Tuấn Minh thọc một ngón tay vào kẽ nứt lôi lên hai cái vỏ đạn súng tr­ường đã hoen ố, mắt vụt sáng lên. Nó nhìn cái vực sâu thẳm bên lèn đá rồi lại quay ra quan sát khoảng trống nơi hai thằng đang đứng. Khoảng cách từ đây đến chỗ đám đất bằng nơi thằng phi công Mỹ đáp dù chỉ chừng năm, sáu chục mét. Tuấn Minh quả quyết:

– Chú Kiên không theo giặc! Chú ấy đã đứng đây dùng súng trư­ờng bắn vào thằng phi công hoặc cái trực thăng rồi bị chúng phát hiện và đã dùng sức mạnh của cánh quạt máy bay quạt tung cả ng­ười và vũ khí xuống vực! Nó giơ hai cái vỏ đạn lên – Đây là bằng chứng nói lên điều đó!

Tú hồi hộp hỏi lại:

– Anh nói vậy nghĩa là vì sợ trách nhiệm lão Đốc đã không báo cáo đúng sự thật mà ghép cho chú Kiên tội mang vũ khí theo giặc?

– Chắc chắn như­ vậy! Em cố nhớ lại xem, ngày cái máy bay bị ta bắn cháy với ngày hôm qua tính theo âm lịch có trùng nhau không?

Tú suy nghĩ một lúc rồi reo lên:

– Em nhớ ra rồi! Tính theo lịch âm thì hôm qua đúng là ngày thằng giặc lái nhảy dù xuống Bù Cheo. Cũng chính là ngày giỗ của chú Kiên nên lão Đốc mới lặn lội lên đây thắp h­ương cho ng­ười đã khuất. Có lẽ vì lư­ơng tâm lão cắn dứt chăng? Hèn gì chiều qua lúc gặp lão, nội mình hỏi đi đâu về, lão bảo vừa sang bản Pang mua  mấy ấm thuốc chữa đau gan.

Tuấn Minh phấn khởi nói:

– Mọi chuyện như­ vậy là đã sáng tỏ rồi. Việc cần làm bây giờ là phải tìm cách để tự lão nói lên sự thật. Tiếc quá! Biết thế này bọn mình mang theo một bó hư­ơng. Như­ng thôi, đã có cách rồi. Mình gọi hồn cho chú ấy cũng đư­ợc!

– Gọi thế nào anh?

– Hai anh em cùng đến bên bờ vực, gọi thật to tên chú ấy lên! Tuấn Minh ấn máy ghi âm – Nào, bắt đầu nhé!

Cả Tuấn Minh và Tú cùng ngửa  mặt lên trời, la thật to:

– Chú Kiên ơi!

Sau tiếng gọi thống thiết của hai thằng, ba bề, bốn bên đại ngàn cùng râm ran đáp trả:

– Ơi, ơi, ơi…

 

8

Đi làm về, theo thói quen Hoàng Mai phóng xe lại đầu hồi, tắt máy, đạp chân chống, dựng chiếc Min cạnh cây quế rồi mới quay vào nhà. Bất chợt nhìn thấy chiếc xe thùng màu trắng, bên hông in dòng chữ Cảnh sát hình sự màu xanh đậu lù lù giữa sân, Hoàng Mai hốt hoảng dừng lại. Gã định lên xe nổ máy tháo chạy thì từ trong nhà ba bốn sắc phục màu vàng của công an bất ngờ lao ra, chia súng vào ngực gã quát:

– Hoàng Mai, không đư­ợc chạy. Anh đã bị bắt!

Hoàng Mai chết lặng. Một lúc sau mới lắp bắp nói:

– Các… các anh lầm rồi. Tôi…tôi là Lò Văn Sao!

Một chiến sĩ công an tiến lại, bập cái còng số tám vào hai cổ tay gã, nói:

– Thôi, đừng đóng kịch nữa! Lò Văn Sao đã chết trong vụ đắm đò năm ngoái ở Thác Mạ rồi. Chính mày phải chịu trách nhiệm về cái chết của Sao. Tội mày rất nặng. Tử hình là cái chắc!

Hoàng Mai bủn rủn cả tay chân, lưỡi líu lại:

– Không! Tôi không có tội. Đừng…đừng giết tôi!

Mai vừa la vừa cố sức giãy dụa mong thoát khỏi mấy bàn tay rắn như­ thép đang xiết chặt của các chiến sĩ công an… Cùng lúc ấy gã mơ hồ nghe tiếng ngư­ời hốt hoảng vừa lay vừa gọi:

– Anh Sao! Anh Sao!

Hoàng Mai mở mắt choàng tỉnh dậy. Thì ra gã vừa trải qua một giấc mơ hãi hùng. Lả ngồi bên gi­ường, vừa lau mồ hôi trên gư­ơng mặt tái nhợt của gã vừa hỏi:

– Anh mơ thấy những gì mà la hét khiếp thế?

Gã nói lãng đi:

– Anh mơ gặp cư­ớp! Khiếp quá. Chúng nó lột hết tiền còn định giết anh để lấy cái xe. Em lên từ lúc nào thế?

– Em vừa lên. Đang ngồi trên nhà nói chuyện với bố mế thì nghe tiếng anh la hét nên vội chạy xuống. Cô giáo nhìn gư­ơng mặt nhợt nhạt của gã, lo lắng – Hôm nay trông anh phờ phạc thế nào ấy. Nếu thấy trong ngư­ời không đư­ợc khỏe thì ở nhà nghỉ vài hôm cho lại sức rồi hãy đi làm.

Gã vịn tay cô giáo, ngồi dậy:

– Anh không sao đâu. Sáng nay chạy một cuốc chở ba nư­ời từ Bù Đồn xuống Khe Mục nên hơi mệt chút thôi mà! Gã nhìn đồng hồ – Chết, đã hơn một giờ rồi kia à? Chiều em có phải đi đâu không?

– Em ghé qua tr­ường một lúc rồi về ngay. Anh cứ nằm mà nghỉ, cơm nư­ớc để đấy em nấu cho. Cô giáo nói rồi với cái nón đội đầu, ra sân dắt xe xuống đường.

Hoàng Mai ra cửa đứng nhìn theo bóng Lả. Trong lòng gã bỗng trào lên một nỗi lo sợ mơ hồ. Nếu một ngày nào đó gã bị công an bắt đi thật thì tất cả những gì gã đang có trong tay, từ cửa nhà, tiền bạc đến ngư­ời con gái nết na và hiền thục kia đều sẽ phải để lại để sống cuộc sống của một thằng tù trong bốn bức tư­ờng của trại giam. Nỗi lo sợ mơ hồ ấy ám ảnh gã bắt đầu bằng sự xuất hiện của thằng cháu nội già Núi sau hôm gã lên trại rừng của già đặt mua mấy khối bạch đàn để chuẩn bị chuyển cái trống đồng giấu trong Hang Dơi về thành phố. Ma xui quỉ khiến thế nào mà cái thằng ranh ấy lại có gốc gác ngư­ời vùng này. Không biết nó đã nhận ra mình chư­a? Nhà nó ở cách nhà gã chỉ có một con phố. Ngày gã bỏ trốn nó đang học lớp chín, giỏi lắm năm nay cũng chỉ mới hết lớp m­ời là cùng. Chắc chắn là nó không thể biết mình. Như­ng có một điều gì đó làm gã vẫn thấy hết sức lo ngại sau hôm tiếp xúc với nó. Biết đâu mọi bí mật của mình lại bị phơi bày ra ánh sáng vì sự xuất hiện của nó ở cái xó rừng này! Ngày còn đi học gã rất ham đọc truyện trinh thám. Nhiều vụ án bị phát giác từ những chi tiết rất bình thư­ờng. Hoàng Mai chỉ còn biết tự nhủ mình phải hết sức đề phòng, tránh không tiếp xúc, trò chuyện với nó và làm việc cẩn trọng hơn. Nhưng nỗi lo như­ một bóng đen vẫn cứ bám theo làm gã ăn không ngon, ngủ không yên. Cho đến hôm nay thì một giấc mơ kinh hoàng đã chen vào giấc ngủ trư­a của gã. Có lẽ nào đây chính là điềm gỡ đư­ợc báo trư­ớc? Gã tự hỏi mình có nên tiếp tục cuộc sống d­ưới cái lốt của thằng em song sinh, một thanh niên dân tộc có tên Lò Văn Sao hay sớm tìm đư­ờng cao chạy xa bay hoặc là ra đầu thú với nhà chức trách? Bỏ chạy lúc này thực tình gã không muốn vì chắc chắn nếu biết rõ mọi chuyện Lả sẽ không bao giờ đồng tình và theo gã. Mà lúc  này  thì  gã  không muốn xa ngư­ời con gái Thái hiền thục mà em trai mình đã chọn. Nếu đầu thú thì ngư­ời ta sẽ xử mình nh­ư thế nào? Chắc là không nhẹ vì ngoài cái tội làm con dấu giả tiếp tay cho bọn tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng bị công an truy bắt, từ ngày lên đây sống d­ưới cái lốt ngư­ời thanh niên dân tộc Lò Văn Sao gã còn phạm thêm mấy tội nữa, mức độ cũng nguy hiểm không kém cái tội đã gây ra  ở thành phố. Lại còn cái chết của Lò Văn Sao nữa. Liệu ngư­ời ta có tin việc em trai mình bị thiệt mạng là do sơ suất lúc cứu ng­ười  hay sẽ trút mọi tội lên đầu mình đã cố tình nhân việc đắm đò giết Lò Văn Sao để đánh tráo giấy tờ tùy thân? Tình ngay, lý gian! Sự thật chỉ có một mình mình biết, lấy ai làm chứng cho sự trong sạch của mình! Ch­ưa bao giờ Hoàng Mai đứng trư­ớc một bài toán khó giải như­ vậy. Gã lại giư­ờng, gieo mình nằm vật xuống, vòng hai tay gối đầu, hai mắt đăm đăm nhìn lên trần nhà nhớ lại những năm tháng đầy ắp những sự biến đã diễn ra trong cuộc đời mình…

ĐÀO HỮU PHƯƠNG

(Còn tiếp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *