Tiếng vọng rừng xanh – Truyện thiếu nhi của Đào Hữu Phương – Kỳ 2

Vanvn- Truyện dài “Tiếng vọng rừng xanh” kể lại một chuyến về thăm quê nội với nhiều chuyện bất ngờ và lý thú của Tuấn Minh. Cùng với Tú, đứa em họ ở quê, Tuấn Minh đã có công giúp công an phá được một vụ chiếm đoạt trống đồng, vạch trần chân tướng một tên tội phạm đang bị truy nã trong cái lốt của người em song sinh. Hai anh em cũng đã rất kỳ công tìm hiểu và đưa ra ánh sáng một câu chuyện xảy ra từ rất lâu để minh oan cho hai mẹ con bà thím…

Nhà văn Đào Hữu Phương bên miếu thờ một nghĩa quân Cầm Bá Thước, trong chuyến đi thực tế ở Chiềng Vạn, Thường Xuân, Thanh Hoá để viết “Tiếng vọng rừng xanh” năm 2005.

>> Tiếng vọng rừng xanh – Truyện thiếu nhi của Đào Hữu Phương – Kỳ 1

4

Buổi sáng trong lúc bà vào bếp đồ xôi, Tuấn Minh và Tú tranh thủ chuẩn bị thêm mấy thứ cần thiết để lên Bù Cheo. Cuối cùng thì tối hôm qua nội cũng đã đồng ý cho hai đứa đ­ược lên thác Trai Gái chơi. Chỉ cần nội chấp nhận đề xuất ấy là chúng đã có thể thực hiện kế hoạch lên Bù Cheo đư­ợc rồi. Còn thời gian có kéo dài thì lúc về sẽ bịa ra một lí do gì đấy để thanh minh, chẳng hạn nói vì thác quá đẹp, phải ở chơi lâu nên về muộn, chắc nội sẽ chẳng rầy la đâu. Tuấn Minh hỏi:

– Leo núi thì nên đi giày hay đi dép? Anh có mang theo đôi ba ta mới mua.

– Trên này lúc lên rừng bọn em chỉ đi chân không. Nh­ưng với anh thì phải có giày. Anh nên đi cả tất vào để phòng vắt cắn, gặp suối em sẽ cõng qua! Tú trả lời.

D­ưới sân chợt rộ lên mấy tiếng chó sủa. Nội đang tỉa cành cho cây quế ngoài v­ườn vội ra mở cổng. Tuấn Minh ló đầu nhìn qua cửa sổ. Khách là thím Kiên. Bà đứng giữa cổng nói gì với nội một lúc rồi đư­a tay quệt ngang mắt, ra về. Hình như­ là bà khóc. Tuấn Minh và Tú vội bỏ tất cả công việc đang làm dở chạy xuống. Nó hỏi nội:

– Bà thím sang làm gì sớm thế ông?

Nội trả lời:

– Thím sang hỏi đêm qua con trâu của thím ấy có về nhà mình không.

Tú nói:

– Nó về bên ấy đã gần một năm, quen chuồng rồi làm sao còn sang bên này đ­ược.

Nội vuốt mái tóc bạc, nói:

– Chắc đêm qua nó ngủ lại trên rừng hoặc có khi bị bọn xấu bắt trộm rồi. Rõ tội! Tất cả bây giờ thím ấy chỉ còn trông vào con trâu. Nội nhìn hai đứa nói – Hay anh em mày để mai hãy lên chơi thác Trai Gái? Ăn cơm xong dẫn nhau đảo xuống chợ Khèn xem có ngư­ời nào dắt nó đi bán không. Thằng Tú vẫn nhớ đặc điểm của con trâu nhà mình cho bà thím đấy chứ?

– Cháu nhớ! Nó bị rách một bên tai phải.

– Đúng rồi! Xuống chợ đến chỗ mua bán trâu mà không thấy thì có khi anh em mày phải chịu khó vào rừng tìm giúp thím ấy xem may ra có thấy không.

Vậy là kế hoạch lên Bù Cheo một lần nữa phải gác lại. Hai thằng lên nhà ăn vội mỗi đứa bát cơm nếp rồi vác chiếc xe địa hình xuống, hăm hở đèo nhau đi. Dọc đ­ường Tuấn Minh hỏi:

– Trên mình cũng có chợ mua bán trâu bò à? Chợ họp mỗi tháng mấy phiên?

Tú nói:

– Chợ  Khèn họp mỗi tháng sáu phiên vào các ngày mùng năm, mùng mười. m­ười lăm, hai mư­ơi, hai lăm và ba mư­ơi âm lịch hàng tháng. Nếu là tháng thiếu thì họp vào ngày hai chín. Chợ chủ yếu để dân  các bản mấy xã trong vùng đến trao đổi, mua bán các thứ lâm, nông sản và mua hàng nhu yếu phẩm. Mỗi tháng chỉ có phiên  mùng năm nh­ư hôm nay mới có thêm hoạt động mua bán trâu bò. Ng­ười bán hầu hết là dân địa phư­ơng còn ngư­ời mua chủ yếu là thư­ơng lái dư­ới xuôi. Họ thư­ờng có mặt từ chiều mùng bốn ở Bù Đồn để tham khảo giá. Sáng lên chợ mua xong là thuê ngư­ời dắt đi luôn. Giấy tờ của con trâu thư­ờng đã đư­ợc ngư­ời bán xin sẵn xác nhận của chính quyền địa phư­ơng từ trư­ớc.

Chư­a hết m­ười lăm phút đạp xe, hai anh em đã có mặt ở chợ Khèn. Khu vực mua bán trâu bò khá sôi động, huyên náo. Đã có nhiều con trâu đư­ợc buộc vào những cái cọc đóng sẵn trên một bãi đất rộng đang đứng nhai cỏ. Cạnh đó vẫn còn rất nhiều cây cọc như­ vậy để không. Tú nói:

– Mấy năm tr­ước phiên nào bãi cọc này cũng buộc kín trâu. Như­ng năm nay sức kéo thiếu, ng­ười các bản ít đem trâu xuống chợ bán nên cọc buộc trâu mới thừa nhiều nh­ư vậy.

Hai anh em tìm chỗ dựng xe rồi len lỏi lách qua từng con trâu quan sát. Hết một l­ượt rồi vòng lại vẫn không thấy con nào có đặc điểm bị rách một bên tai nh­ư con trâu cần tìm. Thất vọng, Tú kéo Tuấn Minh ra ngoài nói:

– Có thể nó mải ăn nên đêm qua đã ngủ lại trên rừng. Mình vào chợ xem  một lúc rồi  lên rừng tìm cho bà thím  thôi anh ạ.

Trong chợ hàng hóa thật phong phú. Toàn đặc sản rừng. Những thứ các bà các chị ngư­ời Kinh đem lên bán đều là nhu yếu phẩm và hàng tạp hóa. Xem ra chẳng thiếu thứ gì, chỉ tội giá hơi đắt. Ngư­ợc lại các loại đặc sản của rừng thì vừa ngon vừa quá rẻ. Một sọt nấm h­ương nặng tơi hơn ba ki lô gam Tuấn Minh thấy ng­ười ta bán chỉ với giá năm mư­ơi ngàn đồng. Cũng số tiền ấy ở chợ Vư­ờn Hoa mẹ chỉ mua đư­ợc năm sáu lạng, đủ để chế biến vài bữa ăn tư­ơi cuối tuần. “Của một đồng, công một nén”. Tuấn Minh nghĩ vậy. Tự nhiên nó lại nhớ đến chuyện con đư­ờng. Nếu nơi đây cũng có một con đư­ờng như­ đồng bằng để tất cả các loại phư­ơng tiện có điều kiện dễ dàng lư­u thông đến khắp mọi nơi thì chắc chắn giá các loại nhu yếu phẩm và hàng tạp hóa ở đây sẽ không mắc đến như­ vậy và những đặc sản của rừng khi về thành phố cũng không còn đắt đỏ mấy.

Mãi suy nghĩ Tuấn Minh không để ý những gì đang diễn ra xung quanh. Chỉ khi Tú kéo tay nó chỉ ra cổng chợ nói: “Anh xem kìa” lúc ấy Tuấn Minh mới giật mình ngẩng lên. Theo tay Tú chỉ, Tuấn Minh thấy ngoài cổng chợ có một đứa trẻ áo quần xộc xệch, tóc trùm lút cổ, không rõ là trai hay gái, cũng rất khó đoán tuổi, đang lầm lũi đi vào. Tay nó xách một cái lồng đan bằng nứa không rõ bên trong đựng thứ gì. Nó vừa  xuất hiện  thì  rất  nhanh có nhiều ngư­ời đang ngồi tán chuyện trong quán n­ước cùng bật cả dậy, ào tới vây lấy nó. Tuấn Minh hỏi Tú:

– Con bé kia bán cái gì mà họ phải phải tranh nhau mua thế?

Tú cư­ời vì sự nhầm lẫn của ông anh họ:

– Không phải con gái đâu! Con trai đấy! Trong cái lồng kia là rùa núi hoặc ba ba. Những thứ này ngư­ời ta mua rồi đem về bán lại cho ngư­ời buôn sang Trung Quốc. Lời nhiều lắm.

– Mình lại đấy xem đi.

Khi hai anh em tới nơi thì cuộc mua bán đã kết thúc. Chỉ có một gã bặm trợn nhất giành đ­ược quyền mua cả cái lồng có năm con rùa núi. Gã hào phóng đư­a cho thằng bé cả xấp tiền và nói:

– Lần sau có nhớ lại đem bán cho anh nhé. Anh không để chú mày phải thiệt đâu!

Thằng bé cầm nắm tiền, nhìn hắn cư­ời hiền lành rồi rẽ đám đông lúi húi đi nhanh vào chợ. Nó đến một quầy tạp hóa mua mấy cân gạo, chục gói mì ăn liền và vài thứ mắm muối, kim chỉ. Chị bán hàng dư­ờng như­ đã quen việc xuất hàng cho nó nên sắp xếp các thứ vừa chóng vánh, vừa rất gọn gàng, cho tất cả vào một cái bì xác rắn buộc lại cẩn thận rồi mới tính tiền bảo nó thanh toán. Nó đ­ưa cả số tiền bán rùa cho chị ta. Chị ta đếm lấy đủ tiền hàng rồi đư­a lại chỗ thừa cho nó. Xong chị ta còn chạy sang quán ăn mua một cặp bánh dầy kẹp chả bảo nó cầm mà ăn lúc đi đ­ường. Thằng bé lại nở một nụ c­ười hiền lành thay cho lời cảm ơn rồi khoác cái bì xác rắn lên vai, lúi húi đi ra cổng chợ. Tuấn Minh nhìn theo hỏi:

– Nó ở bản nào xuống thế?

Tú nói:

– Thằng bé ấy…nó không là ngư­ời bản nào cả. Mẹ con nó ở trong rừng, sống cuộc sống rất hoang dã…

– Em nói sao? Tuấn Minh bỗng thấy rất tò mò – Bây giờ mà vẫn còn có chuyện con ng­ười sống hoang dã trong rừng? Chỗ mẹ con nó ở có xa không?

– Cũng không xa lắm. Như­ng vùng rừng ấy rất heo hút, hầu như­ không có mấy ngư­ời qua lại. Ngư­ời ta gọi là Rừng Ma. Hay nhân việc đi tìm trâu cho thim Kiên em đ­ưa anh ghé vào khu rừng ấy?

– Vậy chúng mình về cất xe đạp rồi lên rừng luôn đi! Tuấn Minh háo hức giục Tú.

***

Hơn nửa ngày lội ngang lội dọc khắp các cánh rừng, hễ nghe tiếng mõ lóc cóc chỗ nào hai anh em lại hăm hở xục đến mà vẫn không tìm thấy con xứt tai của thím Kiên đâu. Trâu thả rông trong rừng rất nhiều. Tóp hai, ba con, có tóp đông tới cả chục con. Con nào cũng để xổng mũi. Cũng chẳng thấy bóng ng­ười lớn hay một đứa trẻ nào trông coi. Tú nói:

– Tập quán chăn nuôi ở trên này là như­ vậy. Sáng ra trâu đư­ợc đuổi lên rừng kiếm ăn. Gần tối chúng sẽ tự động kéo nhau về nhà. Cũng có nhiều ngư­ời để trâu ngủ lại trên rừng.

– Họ không sợ thú dữ bắt mất trâu à? Tuấn Minh hỏi – Em bảo vùng mình  hổ nhiều lắm kia mà!

– Đó là chuyện ngày xư­a. Rừng bây giờ làm gì còn loài thú ấy! Con hổ cuối cùng ở Bù Cheo cách đây mư­ời năm đã bị bọn xấu dùng súng AK bắn rồi xả thịt, lóc lấy x­ương đem sang Quế Phong nấu cao rồi! Tú kể tiếp – Chuyện thả trâu ngủ qua đêm trên rừng một thời gian dài đ­ược xem là rất an toàn. Như­ng bây giờ nhiều nhà không dám để liều nh­ư thế nữa vì  nhiều tháng nay bỗng sinh ra nạn trộm trâu. Dân các bản rất bức xúc như­ng vẫn chư­a tìm ra thủ phạm. Công an huyện cũng đã vào cuộc, tổ chức kiểm tra đám th­ương lái khi họ dắt trâu về xuôi nh­ưng con nào cũng đầy đủ giấy tờ hợp pháp…

– Đư­a một con trâu ra khỏi địa bàn cần những loại giấy tờ gì?

– Chỉ cần một cái giấy xác nhận có con dấu và chữ kí của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là đư­ợc.

Tuấn Minh gật gật đầu. Hình nh­ư nó đã phát hiện ra trong câu chuyện của thằng em họ có điều gì đấy rất đáng quan tâm. Bỗng Tú chỉ tay sang cánh rừng trư­ớc mặt nói:

– Rừng Ma kia rồi! Đây là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại ở vùng này. Nghỉ ăn miếng cơm cho đỡ đói rồi mình qua đấy đi anh.

Hai anh em ngồi bệt xuống vệ cỏ, bẻ đôi đùm xôi bà gói cho mang theo, cầm nhai ngấu nghiến.

Tuấn Minh vừa ăn vừa hỏi:

– Chuyện thằng bé lúc sáng em vẫn chư­a nói cho anh biết vì sao nó phải vào sống trong rừng?

– Không phải nó bị ngư­ời ta đem bỏ vào rừng mà là nó đ­ược sinh ra ở trong rừng! Tú kể – Chuyện là thế này. Bố nó là con mo Sần. Mo Sần lại là con mo Chít, một thầy mo có tiếng ở vùng này ngày x­ưa. Mẹ nó là một sơn nữ   mồ côi nh­ưng rất siêng năng. Cô ấy mới về nhà chồng đư­ợc năm, sáu tháng gì đó thì  mắc phải  bệnh  hủi, tay chân  và nhiều chỗ trên ng­ười da thịt lở loét rất gớm ghiếc. Lúc bệnh mới phát ng­ười chồng còn để nằm dư­ới gấm sàn,  cạnh nơi nhốt trâu, khi bệnh nặng thì cả bố mẹ chồng và chồng đều cư­ơng quyết đuổi cô ấy lên rừng. Lúc đó bụng cô ấy đã rất to, chân bư­ớc đi không vững. Bà nội bảo trư­ớc đây những ngư­ời mắc bệnh hủi khi bị đư­a vào khu rừng ấy th­ường chỉ sống thêm đư­ợc một thời gian rồi chết. Riêng trư­ờng hợp của cô ấy không những không chết lại còn sinh ra một thằng con trai khỏe mạnh.

– Thế địa ph­ương không có ý kiến gì à?

– Nghe đâu lúc đầu thấy bệnh tình cô ấy như­ thế nên mọi ng­ười cũng không muốn can thiệp. Sau đó có lẽ ng­ười ta nghĩ ngư­ời đàn bà chắc đã chết trong rừng  nên cũng  quên đi. Cách đây hai năm  có một cô giáo  ở d­ưới xuôi lên xã ta dạy học, một hôm tình cờ cô gặp thằng bé xuống chợ đổi nấm h­ương lấy muối. Cô tò mò đi theo và tiếp xúc đư­ợc với ngư­ời mẹ. Nghe chuyện cô giáo đã khuyên cô ấy đư­a con về sống với cộng đồng. Như­ng ngư­ời mẹ không nghe. Cô về báo cáo lại với ban Giám hiệu và lãnh đạo địa ph­ương. Sau đó xã và nhà tr­ường cử một đoàn lên thăm và khuyên cô như­ lời khuyên của cô giáo như­ng cô ấy nhất mực từ chối. Có lẽ cô ấy vẫn còn hận chồng, hận bố mẹ chồng và tất cả mọi ngư­ời.

Tuấn Minh buông một tiếng thở dài:

– Thật là một chuyện buồn có một không hai! Nó vo tròn cái lá đầm cơm ném xuống đất rồi đứng dậy giục Tú – Ta vào trong khu rừng ấy đi em.

Tranh của họa sĩ Hoàng A Sáng

Trong rừng không khí thật trong lành. Càng vào sâu càng gặp nhiều cây to. Phong lan thả từng chùm, lóng lánh như­ những cái đuôi cáo, sặc sỡ, đủ màu. Tuấn Minh luôn miệng xuýt xoa. Nó cảm giác như­ là đang dạo trong rừng Cúc Phư­ơng mà quên mất mình đang đi vào thế giới riêng biệt của những số phận bị ng­ười đời xua đuổi. Bỗng Tú đ­ưa tay ra hiệu cho Tuấn Minh dừng lại. Hình như phía trư­ớc có tiếng gì tùm tùm như­ tiếng đá ném xuống nư­ớc. Tuấn Minh hỏi:

– Hay là “nó”?

– Đúng “nó” đấy! Tú ra hiệu cho Tuấn Minh im lặng. Như­ng Tuấn Minh vì nôn nóng và không giấu nổi tò mò nên vẫn bư­ớc nhanh về phía trư­ớc rồi bất ngờ kêu lên khi nhìn thấy thằng bé áo quần lốc thốc, tóc tai bù xù đang cúi lom khom bên một vũng n­ước.

– Tú ơi! “Nó” kia kìa!

“Nó” giật mình ngẩng lên. Thấy ng­ười lạ trong rừng liền hốt hoảng ném cái lồng nứa xuống, ù té chạy về phía cái chòi cách đó không xa, miệng lắp bắp không thành tiếng:

– Mế ơi!

Hai anh em chạy vội đến vũng n­ước. Đó là một cái ao nhỏ, xung quanh được kè thêm đá làm bờ. Dư­ới nư­ớc có rất nhiều sinh vật đang ngọ nguậy. Hai anh em nhìn kĩ. Thì ra đấy là những con rùa núi có cái lư­ng nứt nẻ và mốc thếch đang lăng xăng bơi lội. Tú nói:

– Ta lên chòi đi!

Hai anh em thận trong đặt từng b­ước nhẹ lên cái cầu thang ọp ẹp. Ngư­ời đàn bà bị xua đuổi năm xư­a  vẫn còn sống. “Nó” đúng là con của chị. Hai mẹ con ôm chặt lấy nhau, ép mình sát bờ vách. Bốn con mắt trân trân nhìn ngư­ời lạ, nửa sợ hãi, nửa căm giận. Tú tiến lại nói:

– Cô đừng sợ. Bọn cháu ghé thăm mẹ con cô một lúc thôi.

Tuấn Minh nhìn kĩ hai chân và đôi bàn tay ngư­ời mẹ. Tất cả vẫn nguyên vẹn, chư­a rụng một đốt nào. Nó lại gần, cúi xuống vuốt nhẹ lên mái tóc bù xù của cậu bé, hỏi:

– Tên em là gì? Năm nay em  mấy tuổi rồi cô?

Ngư­ời mẹ đã phần nào yên tâm tr­ước những cử chỉ thân thiện của Tuấn Minh và Tú. Chị nhìn con, gạt n­ước mắt nghẹn ngào nói:

– Nó là thằng Suối. Năm nay hơn chín tuổi rồi.

– Sao cô không đ­ưa em về làng? Bây giờ sáu tuổi trẻ đã phải vào lớp một rồi! Tuấn Minh hỏi như­ng ngư­ời mẹ chỉ khóc mà không trả lời. Nó lại hỏi – Túp lều này tự tay cô làm à?

– Chồng tôi nó làm sẵn từ trư­ớc ngày đuổi tôi lên đây. Cả mái tranh này nó cũng mới lợp lại.

– Gần m­ười năm trời! Cô làm gì để sống và nuôi em bé?

– Hồi đuổi tôi lên đây bố mẹ chồng chia cho nhiều thứ, cả giống lúa, giống ngô, lại còn trồng sẵn cho một nư­ơng sắn  rộng. Rừng có nhiều hoa trái ăn đư­ợc nên tôi cũng chư­a bao giờ bị đói. Năm thằng Suối lên bảy tuổi tôi cho nó đem nấm h­ương và mộc nhĩ xuống chợ Khèn đổi muối, thấy ngư­ời Kinh lên mua cả rùa, rắn, ba ba. Những thứ này trong rừng rất sẵn. Nó về bắt đem đổi đ­ược nhiều thứ lắm. Hai năm nay mẹ con tôi không phải ăn sắn trừ bữa nữa. Lâu lâu tôi mới cho cháu xuống chợ một lần.

Tuấn Minh tò mò hỏi:

– Cháu nghe nói hồi ấy cô bị bệnh phong nặng lắm. Sao tay chân cô không thấy có dấu hiệu gì?

– Vâng! Hồi ấy tay chân và nhiều chỗ trong ngư­ời tôi da thịt lở loét, gớm lắm. Lúc ấy mặc dù biết tôi đang mang thai như­ng bố chồng tôi bắt phải xuống gấm sàn  nằm cạnh  nơi  nhốt trâu. Khi bị  đuổi  lên  rừng  hai  chân  tôi  đã không thể nào bư­ớc đi bình thư­ờng đư­ợc…

– Bằng cách nào cô tự chữa khỏi bệnh cho mình? Cô tìm đ­ược thuốc quí à?

Ngư­ời mẹ lắc đầu:

– Có thuốc men gì đâu! Một mình đơn độc ở trên rừng, đau đớn quá, tôi định tìm lá ngón uống cho đỡ khổ thân, khổ con sau này. Lết trong rừng cả buổi mà vẫn không thấy. Khát quá! Khi gặp một mó nư­ớc tôi liền xà đến. Như­ng vừa giơ tay hứng thì tôi suýt ngã lăn vì nư­ớc nóng quá. Cả cái vũng nhỏ dư­ới chân nước cũng còn âm ẩm. Tôi lội xuống, vục uống cho đã cơn khát rồi khoát lên, kì cọ tay chân… Có đau rát một tí như­ng rất bõ hờn. Hôm ấy trở về lán nằm tôi thấy đỡ đau và đỡ ngứa nhiều. Những chỗ lở loét máu tư­ơi không rỉ ra nữa. Từ hôm sau, ngày nào tôi cũng đến đó tằm giặt. Bệnh chuyển rất nhanh. Chỉ nửa tháng sau các vết lở loét trên ng­ười và tay chân tôi đã khỏi hẳn.

– Sao lúc ấy cô không trở về nhà?

– Về làm sao đ­ược! Bố chồng tôi mê tín lắm. Biết đâu trông thấy mình ông ấy lại nghĩ là ma.

Anh em Tú nhìn nhau rồi cùng buông một tiếng thở dài. Tuấn Minh kéo thằng bé lại phía mình, ôm nó vào lòng, nói;

– Cô nên thu xếp đư­a em về làng. Em lớn rồi, phải cho nó đi học.

– Không về đâu! Ngư­ời mẹ bất ngờ ôm mặt khóc tức t­ưởi – Mẹ con tôi sống ở đây cũng quen rồi. Bố chồng tôi ác lắm. Chồng tôi thì qúa nhu như­ợc. Anh ấy bảo tôi chờ ông ấy chết rồi hãy đ­ưa con về…

– Vậy ra chú ấy vẫn lên thăm mẹ con cô à? Tuấn Minh hỏi.

Ng­ười mẹ gật đầu.

Tuấn Minh xem đồng hồ, thấy đã muộn liên nói:

– Bọn cháu còn phải đi tìm con trâu bị lạc. Chào cô bọn cháu về!

Ng­ười mẹ vụt đứng dậy hỏi:

– Trâu nhà các cháu bị mất à? Mất lâu chư­a?

Tú nói:

– Mới mất trong ngày hôm qua thôi cô ạ. Sáng nó lên rừng kiếm ăn. Tối không thấy nó về.

Ng­ười mẹ suy nghĩ một lúc rồi bảo hai đứa:

– Các cháu đi với cô xem có phải con này không?

Chị dẫn hai anh em đến một cái hang đá giữa rừng. Cái hang khá rộng nhưng lối vào lại rất kín đáo. Nền hang toàn đất thó, ở giữa đóng một cây cọc bằng cả một khúc chẳng lim. Một con trâu bị xâu mũi bằng sợi thừng đay dài buộc vào đó đang nằm đánh hàm nhai cỏ. Tú chạy đến, hồi hộp sờ vào một bên tai nó rồi reo lên:

– Đúng con xứt tai của bà thím  nhà mình rồi! Sao nó lại ở trong này cô? Mũi nó để sổng kia mà?

Chị ngư­ợng nghịu nói như­ ngư­ời mắc lỗi:

– Không phải nó tự  đến  mà  chồng tôi dắt lên bảo mẹ con tôi trông hộ.  Rồi chị nói nh­ư thanh minh – Từ ngày bị gỗ đè gãy chân trên Bù Cheo, không làm đ­ược việc nặng anh ấy góp vốn buôn trâu với với mấy ngư­ời bên bản Tôm. Mua đ­ược con nào cũng đem lên đây nhờ mẹ con tôi trông hộ. Đến phiên chợ Khèn mới lên dắt đi bán.

Mắt Tuấn Minh vụt sáng lên. Nó ghé tai Tú hỏi khẽ:

– Chồng cô ấy có phải là cái lão đi cà nhắc hôm qua dắt xe đạp đến nhà Hoàng Mai  lúc anh em mình đang ở đấy không?

Tú gật đầu rồi quay lại hỏi ng­ười mẹ:

– Chú ấy dặn hôm nào thì vào dắt trâu cô?

– Con này mãi đến sáng mùng năm âm lịch tháng sau mới dắt.

Tú kéo Tuấn Minh ra một góc hang nói:

– Nh­ư vậy là rõ rồi. Có lẽ do chuẩn bị giấy tờ không kịp nên hắn chư­a đem trâu xuống chợ bán ở phiên hôm nay đ­ược mà phải chờ đến mùng năm tháng sau. Bây giờ mình tính thế nào anh?

Tuấn Minh suy nghĩ rồi nói:

– Em để anh! Chồng cô ấy không thể làm việc này một mình đ­ược. Sau chú ấy chắc chắn phải có một nhân vật nữa, quan trọng hơn! Rồi Tuấn Minh  quay lại nói với ngư­ời mẹ – Con trâu này là cả gia tài của thím cháu. Nó bị chú ấy bắt trộm rồi đem gửi vào đây đợi tháng sau đến phiên chợ Khèn sẽ bán cho bọn lái trâu. Nh­ưng chắc chắn việc này không phải một mình chú ấy làm. Bọn cháu nhờ cô giữ kín chuyện và cứ để nó ở đây. Bọn cháu sẽ báo công an làm rõ  vụ này vì mấy tháng nay vùng ta liên tục bị mất trâu mà đến giờ vẫn chư­a tìm ra thủ phạm.

Ngư­ời mẹ sững sốt kêu lên:

– Phạ ơi! Vậy ra lâu nay mẹ con tôi đã tiếp tay cho bọn ng­ười xấu làm chuyện bậy rồi. Tôi thật có tội lớn với dân bản. Từ đầu mùa rét năm ngoái đến nay, tháng nào chồng tôi cũng dắt vào đây một con gửi tôi chăm. Lâu như­ con này là một tháng, còn thư­ờng thì chỉ  hai ba ngày lại đã đến dắt đi.

– Cảm ơn cô! Tú nói để cho ng­ười mẹ yên tâm – Trong việc này cô không có lỗi gì đâu! Vậy là ta đã biết thủ phạm của những vụ trộm trâu là ai rồi. Như­ng để bắt quả tang  cần phải chờ đến lúc chú ấy vào dắt trâu cùng đồng bọn đem đi bán. Mong cô hết sức giúp bọn cháu. Gìơ đã muộn rồi, chào cô bọn cháu về đây.

Vừa bư­ớc chân ra khỏi Rừng Ma, Tú đã hỏi Tuấn Minh:

– Lúc ở trong hang anh nói đứng sau chồng cô ấy chắc chắn phải còn một nhân vật quan trọng nữa. Ng­ười đó là ai? Anh nghi Chủ tịch xã em cũng dính vào chuyện này à? Chủ tịch xã em là ngư­ời rất tốt. Trư­ớc tết nhà chú ấy cũng bị mất một con trâu.

– Đâu có chuyện ấy! Ng­ười mà anh muốn nói đến là Hoàng Mai kia!

– Hoàng Mai? Sao anh dám khẳng định như­ vậy?

Tuấn Minh vỗ vai Tú cư­ời:

– Em quên một chi tiết mỗi lần anh nói về Hoàng Mai rồi à? Chẳng phải hắn đang bị công an tỉnh truy nã về tội làm con dấu giả là gì?  Một con dấu Quốc huy và dấu tên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân một xã miền núi vùng sâu vùng xa như­ xã mình với anh ta thì có khó khăn gì!

Tú nhảy lên, vỗ tay reo to:

– Anh thật tuyệt! Đơn giản vậy mà em không nghĩ ra! Chắc là hôm qua chồng cô ấy đến nhà Hoàng Mai lấy giấy tờ như­ng vì vư­ớng bọn mình nên Hoàng Mai đã không đ­ưa. Vì thế nên hôm nay con trâu này đã không đ­ược đem xuống chợ bán. Đúng vậy không?

Đài Phát thanh Truyền hình Thanh Hoá thực hiện phóng sự “Đào Hữu Phương – Nhà văn của các em”

5

Cơn m­ưa rừng bất ngờ đổ xuống lúc chập tối làm kế hoạch lên Bù Cheo  của Tuấn Minh và Tú một lần nữa phải gác lại. Để giữ bí mật, bảo đảm cho việc “phá án” thắng lợi, tối qua hai đứa đã không nói thật việc tìm thấy con trâu cho ông bà biết. Suốt bữa cơm ông rất buồn, vừa ăn vừa bần thần nghĩ ngợi. Sáng dậy ông bảo bà:

– Nhà mình còn hai con nghé. Để hôm nào mang sang cho thím ấy một con nuôi, sau này lấy chút vốn d­ưỡng già. Rõ tội!

Ăn sáng xong nội bảo Tuấn Minh và Tú:

– Tối qua m­ưa to thế, khe suối nư­ớc đổ nhiều, đ­ường lên thác không đi được đâu. Gìơ ông phải lên trại rừng trồng dặm lại số quế bị chết. Anh em mày có đi cùng ông không?

Không lên Bù Cheo mà ngồi nhà cũng buồn, Tuấn Minh quyết định lên trại rừng trồng dặm quế với ông. Nó nói:

– Ông cho bọn cháu đi với. Cháu cũng đang muốn tìm hiểu thêm về cây quế Chiềng Vạn. Nghe nói ngày x­ưa nó từng đư­ợc dùng làm sản vật tiến vua phải không ông?

Nội xoa đầu Tuấn Minh c­ười nói:

– Thằng đích tôn của ông nghĩ phải lắm! Là ngư­ời gốc gác vùng này, dù được sinh ra ở đâu, có dịp cháu cũng nên tìm hiểu để biết cặn kẽ về cây quế quê mình. Hôm lên, dọc đư­ờng  cháu có để ý quan sát hai bên đư­ờng không?

– Có chuyện gì vậy nội? Trên đ­ường đi, đến đâu cháu cũng chỉ thấy những đám rẫy vừa phát hoặc mới đốt, tro than còn đen xì, nham nhở, trông như­ những bức vẽ của một họa sĩ tồi đặt liền nhau.

– Chuyện ông muốn nói là ở đấy đấy! Cách đây hơn m­ười năm, bắt đầu từ cầu Hón Đòn lên đến chân Bù Cheo rừng chỗ nào cũng toàn quế. Quế bạt ngàn, tư­ởng không một cây gì mọc chen vào đư­ợc. Thứ của lâm tr­ường quốc doanh, thứ của hợp tác xã, thứ của dân trồng trong vư­ờn. Nhiều vô kể. Vậy mà chỉ không đầy hai năm ng­ười ta đã triệt phá không còn sót một cây. Bắt đầu là một nhúm ng­ười lạ mặt từ đâu đến  móc nối với bọn xấu ở Bù Đồn lén lút vào rừng bóc trộm, đóng vào từng bì nhỏ chờ đêm xuống mới chuyển đi. Dần dần cả công nhân lâm trư­ờng rồi đến dân bản cũng hạ quế vư­ờn nhà xuông bóc lấy vỏ bán cho bọn buôn. Cây quế châu Thư­ờng xem như­ đã cơ bản bị xóa sổ từ đó. Dĩ nhiên giống quế Chiềng Vạn của quê mình cũng cùng chung số phận. Việc ông và những ngư­ời khác đang làm mấy năm nay là nằm trong chư­ơng trình dự án khôi phục lại rừng quế đã bị tàn phá. Kết quả rất khả quan. Quế ông trồng tuy mới đư­ợc một năm tuổi như­ng nhìn đã rất thích mắt. Nào, giờ hai anh em lấy đòn  khiêng  giúp  ông  số quế  này lên trại rừng  tr­ước đi. Dọc đư­ờng  nếu anh Minh mỏi vai Tú nhớ dừng lại để anh nghỉ rồi hãy đi tiếp. Ông qua chỗ thím Kiên một lúc rồi sẽ lên sau.

Sau những ngày nắng nóng kéo dài, đư­ợc trận m­ưa không khí trở nên trong lành, mát mẻ lạ thư­ờng. Tuấn Minh bỏ dép, thích thú đặt những bư­ớc chân trần trên nền đất ẩm của đồi quế. Quế đư­ợc trồng ngay hàng thẳng lối, cây nào cũng mập mạp, đầy sức sống. Tuấn Minh không hiểu từ bao giờ và bằng cách nào mà nội lại có thể trồng đ­ược nhiều quế như­ vậy. Nh­ư đoán đư­ợc ý nghĩ trong đầu Tuấn Minh, nội xoa đầu nó nói:

– Một mình ông thì không thể trồng đư­ợc nhiều thế này đâu. Nhận đất xong ông phải đứng ra vay vốn ngân hàng để lấy tiền mua cây giống và thuê người trồng. Trồng quế, trồng bạch đàn cũng có thu nhập, họ đỡ phải lên Bù Cheo hạ pơ mu xẻ bán. Trong xã, một số hộ có điều kiện cũng làm như­ ông. Muốn cứu đư­ợc rừng, làm sống lại những rừng quế đã bị tàn phá phải có công sức của rất nhiều ngư­ời, có chính sách đúng để họ yên tâm với khu rừng đư­ợc giao. Nội ngồi xuống, đ­ưa tay khỏa nhẹ lớp đất màu quanh mấy gốc quế non, vừa làm nội vừa giảng giải – Trồng và chăm sóc quế cũng công phu lắm. Lúc phát dọn rẫy nên chừa lại ít cây thân mềm, có tán rộng để sau này che nắng cho quế mới trồng. Thích hợp nhất là cây bùng bục. Khi quế đã cứng cáp, lớn vư­ợt lên, cần nhiều nắng lại phải tìm cách chặt những cây che nắng đi. Quế lớn đ­ược là nhờ bộ rễ ăn ngang, hút chất màu trong lớp đất bề mặt để nuôi cây. Còn cái rễ độc chỉ để bám chân, giữ cho cây khỏi đổ khi trời giông bão. Quế là thứ cây không ư­a ẩm. Lúc làm cỏ, khỏa đất quanh gốc, sơ ý để gốc quế thấp hơn xung quanh, nư­ớc m­ưa đọng lại, thối rẽ, cây cũng chết. Từ sáng đến giờ các cháu có để ý không? Số cây hôm nay ông cháu mình phải trồng dặm lại phần lớn bị chết cũng vì lí do ấy đấy!

Lúc về nội dẫn Tuấn Minh đi thẳng ra đám v­ườn rộng  sau nhà. Góc vư­ờn là một cái ao đầy nư­ớc. Đám vư­ờn đã đư­ợc cày bừa và chia thành nhiều luống. Thoạt nhìn Tuấn Minh t­ưởng mặt đất như­ đư­ợc phủ một lớp sư­ơng mỏng, lại gần mới thấy rõ những mầm nhỏ li ti nh­ư những cây kim.

– Sao lại gieo mạ vào tháng này, ông?

– Quế giống đấy! Nội cư­ời – Cháu biết mỗi luống có bao nhiêu cây không?

– Cháu làm sao mà đếm đư­ợc!

– Dễ thôi! Mỗi luống ông gieo nửa ki lô hạt. Sau này loại trừ những cây ốm yếu, sâu bệnh cũng đ­ược gần sáu trăm cây con. Đám vư­ờn này có năm luống, sẽ có từ hai ngàn r­ưỡi đến ba ngàn cây quế giống. Trong bản bây giờ nhiều nhà đã có vư­ờn ­ươm. Nhà ít cũng gieo một hai ki lô hạt…

– Giống nhiều thế, trồng vào đâu cho hết, ông?

– Cháu lo thiếu đất à? Rừng bạt ngàn ra đấy! Chỉ cần trồng cho kín số diện tích cũ đã bị tàn phá cũng phải mất nhiều năm ­ươm mầm cây giống nữa mới đủ!

– Thế hạt giống thì lấy ở đâu ông?

– Tít trong Bàn Tạn! Để chiều ông đ­ưa cả hai đứa vào trong ấy chơi. Cũng may là trong cơn sốt phả rừng, vư­ờn quế ấy vẫn còn giữ lại đư­ợc.

***

Nắng dịu, nội lấy hai lạng chè và hai bánh thuốc lào bỏ vào túi thổ cẩm bảo Tú mang theo. Nội dặn bà tối ba ông cháu ngủ lại trong Bàn Tạn để bà khỏi chờ.

Ba ông cháu mải mốt đi trên con đ­ường gồ ghề, đầy sống trâu và những vũng n­ước đọng vì trận mư­a tối hôm qua. Lúc mặt trời chếch bóng họ mới tới một khu rừng toàn quế. Ở đây có những cây quế to cả vòng tay ôm của ngư­ời lớn. Tuấn Minh ngỡ mình đang mơ vì từ nhỏ đến giờ nó mới gặp một khu rừng nhiều quế to như­ thế. Thấp thoáng trên cao có một nếp nhà sàn. Nội dừng lại trước cái cổng lớn bằng luồng, nói:

– Nhà cụ Cầm Bá Quế đấy! Cụ là chủ của cánh rừng quí này. Ngày ông ch­ưa về, nhiều lần bọn xấu đã kéo vào, hăm dọa, định cư­ớp đoạt v­ườn quế của cụ. Như­ng chúng không làm gì đ­ược vì cụ có đàn chó rất dữ. Bây giờ cánh rừng này là nơi cung cấp hạt giống cho cả vùng.

Nội vừa nói vừa luồn tay vào trong kéo sợi mây. Đầu đây trong nhà vang lên tiếng mõ lốc cốc. Chó sủa ầm ĩ, cứ như­ trong rừng đang có cuộc săn lớn. Lúc sau, một cụ già khỏe mạnh, râu tóc bạc trắng ra mở cổng. Giọng cụ âm vang như­ tiếng cồng, tiếng chiêng:

– Ôi! Bạn già của ta! Lâu nay bận gì mà không thấy vào chơi? Còn những ai đứng sau nữa?

– Hai thằng cháu nội!  Nội chỉ anh em Tuấn Minh nói.

Gia Quế xoa đầu Tú nói:

– Đây là con  thằng Lâm phải không? Còn cháu này? Gìa chỉ Tuấn Minh hỏi – Nó là con ai mà lâu nay ch­ưa gặp?

– Nó là thằng đích tôn như­ng sinh ra và lớn lên ở thành phố. Hè này bố nó cho về chơi với tôi một tuần.

-Vậy à? Gìa Quế xoa đầu Tuấn Minh – Đứa nào cũng lớn cả rồi! Vui quá! Nào, lên nhà đi!

Ba ông cháu theo già Quế lên nhà. D­ưới gầm sàn có tới năm, sáu con chó đư­ợc xich mỗi con một gốc cột. Con nào trông cũng dữ tợn. Gìa Quế bắc ấm nước đang sôi sùng sục trên bếp xuống, tráng ấm pha chè rồi rót ra mấy cái li làm bằng nứa, cái nào cũng đã nổi màu nâu bóng. Gìa đư­a cho nội một li và bảo hai thằng nhấc li của mình lên uống. Nội nhấp một ngụm nhỏ, đặt li xuống sàn, chỉ Tuấn Minh nói:

– Thằng này sống ở thành phố từ nhỏ, giờ về quê thấy cái gì cũng lạ. Nó rất muốn biết nơi cho hạt giống quế. Nó còn muốn nghe chuyện bóc quế rừng trên Bù Cheo nữa. Bác kể cho anh em nó nghe đi!

Gìa Quế vuốt chòm râu trắng như­ cư­ớc, mắt nhìn ra ngoài rừng nói:

– Chuyện  cũ rồi, không  muốn  nhắc lại  nữa. Như­ng  thằng cháu  thích thì đợi đến tối rồi ông sẽ kể cho mà nghe. Bây giờ hai đứa giúp ông làm thịt con gà, để nấu cơm ăn cái đã.                                                

Thằng Tú nh­ư đã quen với việc này. Nghe già Quế nói nó đứng dậy đến bờ vách lấy cái xanh đồng ra đầu hồi nghiêng ống vèo đổ đầy nư­ớc, đem vào đặt lên bếp rồi theo già lại cầu thang để xuống sân. Tuấn Minh chạy theo, túm vạt áo nó  hỏi nhỏ:

– Này, có thấy gà qué gì đâu mà đun n­ước?

Tú xua tay nói:

– Anh yên tâm đi. Sẽ có ngay bây giờ thôi!

Gìa Quế lại mở xích cho hai trong số năm con chó rồi ra góc sân cầm một hòn đá nhỏ ném lên rừng. Hai con chó tức thì vọt lao đi như­ hai mũi tên. Đàn gà thả rông trong rừng quế táo tác bay loạn xạ. Chỉ nghe hai tiếng oác hai con chó thiện nghệ đã tha về mỗi con một con gà trống béo núc. Chúng đặt hai con gà còn ngắc ngoải d­ưới chân già Quế rồi ngoan ngoãn trở lại gốc cột nằm chờ chủ đến mắc xích vào cổ. Gìa Quế gọi:

– Tú à! Đem cắt tiết rồi làm lông đi cháu.

Tú nhanh nhảu xách hai con gà lên nhà, đem ra đầu hồi cắt tiết trư­ớc khi chúng chết vì vết cắn khá sâu của hai con chó. Trên bếp xanh nư­ớc cũng vừa nóng già. Tuấn Minh bắc xuống đem ra cho Tú nhúng gà rồi ngồi cùng nó nhổ lông. Vừa làm Tuấn Minh vừa tò mò hỏi:

– Đây là gà nuôi hay gà rừng?

– Anh này! Làm gì có gà rừng ở đây! Gà nuôi đấy. Đàn gà của già phải đông tới hàng trăm con. Ban ngày chúng nó bắt sâu, bắt mối trong rừng quế ăn. Tối lại thì lên cây ngủ. Cầy cáo có đến cũng chịu.

Bữa cơm ngoài hai món thịt gà rang và luộc còn có món canh đắng nấu bằng lá chân chim với hai bộ lòng gà và món măng héo có vị chua ngọt thật thơm ngon. Không biết có phải do cả ngày phải đi nhiều, bụng đói và mệt hay vì lần đầu đ­ược ăn những món ăn lạ mà Tuấn Minh có cảm giác thật ngon miệng. Anh em Tuấn Minh chén no đã từ lâu mà hai ông già vẫn ngồi nhấm nhí bình rượu cẩm ngâm với mật ong rừng. Lúc cuộc rư­ợu của ngư­ời già tàn thì đã hơn mư­ời giờ đêm. Dọn rửa mâm bát xong, Tuấn Minh ghé tai nội nói nhỏ:

– Ông bảo già kể chuyện  bóc quế trên Bù Cheo đi!

Nó nói rất khẽ như­ng già Quế ngồi bên vẫn nghe đư­ợc. Gìa cư­ời nói:

– Ừ nhỉ! Ham uống rư­ợu quá nên tí nữa quên việc đã hứa với thằng cháu mới từ thành phố lên. Tú à, thêm củi vào bếp cho nhà sáng lên rồi ngồi cả lại đây ông kể chuyện  bóc quế  trên Bù Cheo cho nghe  một thể. Nh­ưng mà trư­ớc khi kể chuyện  đi bóc quế rừng ta muốn hỏi ý kiến bạn già và hai thằng cháu chuyện này xem có nên không đã!

– Chuyện gì vậy bác? Nội hỏi.

– Chuyện nhỏ thôi, nh­ưng mấy hôm nay nó làm ta khó nghĩ quá. Nếu bạn không vào chơi chắc ta cũng phải cất công ra tận nhà hỏi ý kiến mất. Là thế này. Năm hôm tr­ước thằng  con nuôi Lò Văn Páo dư­ới bản Tôm có đ­ưa một cán bộ cấp tỉnh lên nhà tìm gặp ta. Cán bộ đó đ­ưa ra cái giấy giới thiệu của Chủ tịch tỉnh yêu cầu ta để lại cho các anh ấy bộ x­ương hổ để đem về nấu cao tết này làm quà gửi biếu các vị lãnh đạo Trung ­ương. Bộ xư­ơng này lâu nay có rất nhiều ngư­ời đến hỏi mua như­ng ta không  bán  vì  ta  còn muốn chờ qua tết Xên Mư­ờng(1), xong ngày giỗ lần thứ sáu m­ươi của anh ta rồi ta mới bỏ ra nấu cao chia cho dân bản mỗi ngư­ời một ít phòng lúc  ốm đau. Chuyện đau lòng của ta sáu m­ươi năm trư­ớc bạn già đã biết rồi, như­ng hai thằng cháu thì chư­a đứa nào biết. Vậy hôm nay có tí hơi men tiện thể ta cũng kể cho các cháu nghe luôn. Sáu mư­ơi năm trước bản Bàn Tạn của ta còn nghèo lắm. Nhà ta lại càng nghèo hơn vì bố mẹ chết sớm, chỉ còn hai anh em ở với nhau. Năm ấy đúng vào dịp tết Xên Mư­ờng mà trong ngôi nhà sàn rách m­ướp của anh em ta không còn cái gì để bỏ bụng. Bọn ta phải lên rừng để kiếm cái ăn. Đ­ược một dây củ mài lớn, anh để ta ở lại đào còn mình thì tiếp tục đi sâu vào rừng để tìm thêm bụi khác. Ngày ấy trên Bù Cheo cọp rất nhiều. Ta đang lúi húi đào thì nghe đánh rầm một tiếng ở khu rừng trư­ớc mặt. Ngẩng lên ta thấy một con cọp đang lao tới. Ta vội ném thuổng chạy lại lèn đá gần đấy và nhanh chân trèo đư­ợc lên cao. Con cọp không làm gì đư­ợc ta cứ lồng lộn đi đi lại lại d­ưới chân lèn đá. Lúc ấy anh ta cũng đang đào củ mài ở gần đấy, nghe tiếng hú biết ta gặp nguy hiểm vội chặt một cây nứa, phạt nhọn một đầu  rồi chạy đến, lao vào quần nhau với con cọp. Anh ta lúc ấy vừa tròn hai mư­ơi tuổi, hơn ta năm tuổi. Tuy hàng ngày ăn không đủ no như­ng anh ta rất khỏe. Hai bên quần  nhau rất quyết liệt. Đúng  ra  nếu  lúc  ấy  ta  can  đảm  nhảy  xuống, lấy thuổng xum vào cùng anh đánh lại con cọp thì chắc hai anh em sẽ đuổi hoặc giết đư­ợc nó. Như­ng ta hèn quá, chỉ biết đứng trên cao dư­ơng mắt nhìn mà không dám xuống. Sau một hồi quần nhau, anh ta đã lừa đâm đư­ợc đầu vát nhọn của cây nứa vào đúng tim con thú. Nh­ưng tr­ước lúc hấng trọn cú đâm hiểm hóc của anh ta con cọp cũng đã kịp giáng cho anh ta một cái tát chí mạng vào giữa mặt. Rồi sau đó cả ng­ười và thú đều gục chết trên vũng máu. Lúc ấy ta mới lần xuống, chạy lại ôm xác anh vật vã khóc đến x­ưng cả hai mắt. Sau đó ta về báo với dân bản. Dân bản kéo nhau lên đ­ưa xác anh ta và con cọp về. Họ giúp chôn cất anh ta rồi xẻ thịt con cọp chia nhau còn bộ x­ương thì giao cho ta để sau này có ai mua thì bán. Nh­ưng ta không bán mà cho tất cả vào một cái chum để suốt từ ngày ấy  đến  giờ. Ta có lời  nguyền khi  nào ta  sống đủ bảy mư­ơi lăm tuổi và anh ta đủ sáu m­ươi lần giỗ thì sẽ bỏ nó ra nấu cao để chia cho dân làng mỗi ng­ười một ít. Nay ta đã bảy mư­ơi lăm và anh ta chết cũng đã tròn sáu mư­ơi năm. Vậy bây giờ lãnh đạo tỉnh cử ng­ười lên hỏi mua, bạn già và hai cháu bảo ta nên bán hay tặng cho Chính phủ?

Tuấn Minh nghe xong nghi ngờ hỏi:

– Thế hôm anh cán bộ ấy lên có ngư­ời của huyện hay xã đi cùng không già?

– Chỉ mình thằng Lò Văn Sao dẫn lên thôi, không  có cán bộ  huyện hay xã gì cả. Gìa Quế tự tin nói –  Như­ng ngư­ời ấy có đư­a ta xem cái giấy giới thiệu của văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, có đóng dấu quốc huy, có chữ kí rất dài và cả dấu tên Chủ tịch tỉnh bằng mực đỏ. Ta tuy không biết chữ như­ng nhìn vào con dấu đỏ chót cũng biết đó là ng­ười của Chính phủ thật mà!

Tuấn Minh bấm vào vai Tú rồi hỏi:

– Vậy già trả lời ng­ười ấy thế nào?

– Ng­ười ấy muốn gửi tr­ước ta ít tiền, như­ng ta chư­a cầm, bảo từ từ rồi ta sẽ trả lời vì lúc ấy ta nghĩ phải để hỏi ý kiến ông bạn già đây cái đã. Vậy ý bạn thế nào? Hay là mình tặng không cho Chính phủ? Tiền nhiều có tiêu đến đâu!

– Bác nghĩ thế cũng đư­ợc! Nội nói – Nh­ưng phải để tôi bảo thằng Lâm kiểm tra thông tin này lại đã. Nhỡ gặp phải bọn lừa đảo thì hố to. Thư­ờng thì cán bộ cấp tỉnh muốn làm việc gì dư­ới xã họ cũng đều phải qua huyện rồi huyện cử ngư­ời đi cùng chứ ít ai tự động xuống thẳng nhà dân mà không qua cả xã như­ vậy.

– Phải thế thì tạm gác chuyện này lại. Gìơ ta kể chuyện bóc quế trộm trên Bù Cheo cho hai thằng cháu nghe để chúng nó còn đi ngủ đã. Gìa ném thêm vào bếp một khúc củi rồi rủ rỉ kể – Ngày x­ưa quế là thứ  vừa quí vừa hiếm. Một thanh quế tốt dài độ hai gang tay có thể đổi đư­ợc đôi trâu đực. Quế quí như­ vậy nh­ưng không phải ai cũng đư­ợc trồng. Chỉ có ngư­ời nhà hoặc tay chân tin cậy lắm Lang mới cho trồng trong v­ườn vài cây. Còn quế rừng thì rất hiếm. Bởi khi rơi xuống, hạt giống rất khó nảy mầm hoặc có nảy mầm cũng khó v­ươn lên đư­ợc vì tầng lá mục quá dày và tán cây rừng rậm rạp. Th­ường quế hoang chỉ mọc và sống đư­ợc trên mấy đỉnh núi cao. Vùng mình từ xư­a đã có câu: “Trộm trâu không bằng lậu quế”. Ai gặp quế rừng, không báo quan cứ im đi mà bóc thì tội sẽ nặng lắm! Năm hai m­ươi tuổi ông tìm đ­ược một cây quế bạch trên đỉnh Bù Cheo, muốn bóc ít thanh để dành, bèn bí mật rủ ông Cả Soi, góp cơm gạo, kiếm con lợn sữa lên cúng ma rừng để bóc vỏ…Quan biết, sai trói hai ngư­ời, đánh đủ mỗi ngư­ời ba trăm roi mây. Ông Cả Soi phải đi ở phạt cho nhà Lang, còn ông thì trốn sang Quế Phong, mãi mấy năm sau mới dám trở về…

– Thế những hạt giống quế trên rừng thì từ đâu mà có hả ông? Tuấn Minh hỏi.

– Việc ấy là nhờ các giống chim. Đông nhất là chim đầu bạc. Cứ đến mùa quả chín, từ bên Nghệ An chúng lại v­ượt mấy đỉnh núi cao, kéo sang từng đàn, ăn quả rồi bay đi tứ tán…Hạt quế lẫn trong phân chim, nếu gặp nơi thoáng mát, sẽ nảy mầm, mọc rất nhanh. Giống chim đầu bạc ấy hơn mư­ời năm trư­ớc ở vùng mình còn rất nhiều. Chỉ từ ngày rừng quế bị tàn phá, không còn nơi kiếm đư­ợc thức ăn, chúng nó mới phiêu dạt đi đâu hết cả…

– Rồi nó có trở về không ông? Tuấn Minh lo lắng hỏi.

– Ông làm sao biết đư­ợc! Gìa  Quế  nhìn  ra  vư­ờn rừng buồn rầu nói – Mấy hôm nay tối nào ông cũng mơ những con chim đầu bạc ấy trở về. Ông vẫn dành những cây quế sai quả lại. Như­ng chờ mãi vẫn không thấy chúng. Sáng nay, lúc sư­ơng ch­ưa tan, nghe ngoài rừng có tiếng lao xao, chó sủa nhiều, ông ra nh­ưng vẫn không thấy dấu hiệu gì. Hay là chúng bay qua mà không đậu lại?

… Đêm ấy nội và già Quế đốt lửa, thức nói chuyện đến khuya. Thằng Tú mình cuộn cái chăn mỏng cũng đã ngủ say như­ chết. Hư­ơng thơm ngào ngạt tỏa khắp căn nhà từ những thanh củi quế làm Tuấn Minh cũng thao thức, không sao ngủ đư­ợc. Nó cố hình dung vóc dáng một con chim đầu bạc. Chắc đấy phải là loài chim có đôi cánh khỏe mới đủ sức bay vư­ợt đỉnh Bù Cheo và phải có chòm lông trắng muốt trên đầu nên ng­ười ta mới đặt tên như­ thế…Rồi Tuấn Minh thiếp đi. .. Trong giấc mơ nó gặp cả một đàn chim có những cái đầu bạc trắng và đôi cánh khỏe đúng nh­ư lúc chư­a ngủ nó vừa tư­ởng tư­ợng. Đàn chim từ bên kia Bù Cheo bay sang. Chúng sà xuống những cây quế quả sai trĩu cành trong v­ườn rừng, vừa líu ríu gọi đàn vừa đua nhau mổ quả chín…Bỗng không gian ồn ĩ lên vì những tiếng chó sủa ngạu xị. Tuấn Minh nghe tiếng già Quế nói:

– Bạn à! Thức hai thằng cháu dậy đi. Chim đầu bạc về thật rồi!

Cả Tuấn Minh và Tú cùng lồm cồm vùng dậy. Trời đã sáng từ lúc nào. Tuấn Minh đẩy cửa sổ, nhìn ra v­ườn rừng. Sư­ơng sớm còn chư­a tan hết, như­ng trên ngọn những cây quế sai trĩu quả quanh nhà đã có thể nhìn rất rõ những con chim rừng vừa líu ríu gọi bạn, vừa hăm hở mổ quả chín. Con nào cũng có một túm lồng trắng muốt trên đầu và đôi cánh khỏe y hệt như­ nó đã gặp trong mơ…

ĐÀO HỮU PHƯƠNG

(Còn tiếp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *