Vanvn- “Những dấu chân thơ” hay những bước chân lãng du thi ca qua mọi miền sáng tạo, Trần Kim Dung đã đưa ta qua những cung bậc cảm xúc bềnh bồng, với nhịp điệu đều đều, mà chuyển động bền vững của từ ngữ tròn ý làm cho câu thơ vừa hơi người đọc.
Bằng thơ Trần Kim Dung đã vẽ nên một bưc tranh dài rộng, sơn thủy hữu tình, từ những miền đất thiêng liêng gắn liền với lịch sử dân tộc đến những vùng đât xa xôi bên ngoài Tổ quốc, ở châu Á hay lục địa già châu Âu. Nơi nào chị đã đi qua và lưu lại chị đều có những cảm xúc sâu lắng tận cùng, chị không hời hợt với những địa danh lịch sử nhân loại như kiểu cỡi ngựa xem hoa, mà chị đã đi vào chiều sâu lịch sử, tỉ mẫn, khúc chiếc, làm lay gợi người đọc, khiến ta như nhập hồn quá khứ và nghe không gian thơ đang lưu chuyển một luồng sinh khí thiêng liêng và tinh bạch. Đọc xong một bài thơ của chị lòng tôi lại thấy bâng khuâng giữa cảm giác mơ hồ và cụ thể, chơi vơi với chất sử thi, thúc giục ta thao thức với tiền nhân và xin cúi đầu trước lịch sử hào hùng của dân tộc.

Những bài thơ chị viết về những vùng đất “địa linh nhân kiệt”, những di tích lịch sử, bằng những ngôn từ rất riêng của chị, dễ hiểu không cầu kỳ, hoa mỹ, mà đưa ta đi đến cả một chiều sâu của nó: “Tám thế kỷ rồi xa cách sông / Giấu mình trong bùn đất mênh mông / Ngày đêm cọc nhớ miền ký ức / Mơ sóng Đằng Giang nước đỏ hồng” và “ Lũ giặc hung hăng đến nơi này / Gặp dàn cọc nhọn đứng bủa vây / Xô nhau tháo chạy thuyền vỡ vụn / Quân tướng tan tành theo khói mây” (Bãi cọc Cao Qùy). Bằng phương pháp nhân hóa chị đã cho thiên nhiên, cảnh vật, những di tích có ngôn ngữ riêng để tự sự với con người đây cũng là cách khôn khéo của chị hướng người đọc lắng sâu vào di tích: “ Tôi đến Tường Long khi Tháp vừa tỉnh dậy / Bóc tờ lịch vạn niên, mười thế kỷ qua rồi! / Nghe tháp kể: / Vua Lý vừa qua đây ngự giá / Bóng rồng vàng con lấp lánh ngoài khơi… / …./ Tôi được sinh ra nhờ ân sủng Vua ban / Từ đời Lý, Trần chuyển sang Lê, Nguyễn / Qua bão giông khói lửa lụn tàn…” (trong bài tháp Tường Long). Và đây nữa: “ Tôi mang đôi cánh hải âu/ Bay qua Sông Cấm mỡ màu phù sa / Ngắm tàu rộn rã vào ra / Bên sông thấp thoáng mấy tòa chạm mây / Đưa người đi khắp đó đây / Người sang Cầu Đất người bay xứ Hàn / Người về Lưu Kiếm Kênh Giang / Người mua cau cưới đến làng Cao Nhân “ (Lời của cây cầu).
Trong không gian thơ của chị còn có sự xê dịch vận đông của muôn loài, tiếng chim muông, cây lá, tiêng bóc tách nẫy mầm của tương lai, tiếng reo của lửa đêm hội buông làng, tiếng chiêng vang vọng đại ngàn, tiếng tơrưng giục vòng xoan nhịp tròn: “Tháng ba về với non ngàn / Kơ nia đứng đón mơ màng tóc mây / Gặp đàn ong mật đang say / Đàn voi cõng khách chở đầy gió sương / Nghe mùi nếp mới trên nương / Tơ rưng ai dạo suối nguồn xanh trong / Cồng chiêng nghiêng ngã nhà rông / Rượu cần ai vít lửa hồng thâu đêm / …. / Rẫy cà phê ngát hương hoa / Môi son đỏ tóc mượt mà gội sương / Hạt tiêu đu nắng trèo nương / Bám mây để vượt dặm trường đắng cay ( trong bài tháng ba Tây Nguyên). “hạt tiêu đu nắng trèo nương” là hình tượng đẹp, một ý hay nói lên sự gần gủi giữa thiên nhiên và con người. “Tơ rưng ai daọ suối ngàn xanh trong” phải chăng chị đã nhắc nhủ rằng mối quan hệ giữa tiếng đàn tơ rưng và dòng suối rất hữu cơ với nhau, suối trong xanh khi có tiếng đàn và tiếng đàn sẽ làm cho sối trong xanh. Do vây mà cần có sự bảo tồn thiên nhiên đại ngàn và cần quan tâm phát triễn cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, tôi đã có lần nghĩ như chị nếu còn con thú đi hoang là đại ngàn còn xanh thẳm, chưa có bước chân người phá phách đến đây.
Những bài thơ chị viêt về các di tích lịch sử giàu chất sử thi như bài “Bãi cọc Cao Qùy” và còn nhiều bài nữa có tính khơi gợi lịch sử một thời oanh liệt của cha ông ta, rất phù hợp nếu ta đưa vào sách giáo khoa cho học sinh cấp 1 hoặc cấp 2 hoặc là những bài đọc thêm cho học sinh mở rộng kiến thưc lịch sử . Mới đọc qua tập thơ ta cứ tưởng như chị đang là hướng dẫn viên du lịch, nhưng không đâu trong cái cảnh, cái tình chị luôn quan tâm đến phận người, sâu xa về lịch sử, bảo tồn thiien nhiên và phát triễn con người. Bước chân lên lục địa già Châu Âu, chị đã gặp ngay đấu trường La Mã: “Như đâu đây tiếng mãnh thú gào gầm / Tiếng nô lệ tù binh lao vào trận đấu / Tiếng hoan hỉ hòa trong xương máu / Nơi con đường đến địa nguc trần gian” và “Nghe cuộc mua vui đã đến canh tàn / Hoàng Đế Chủ nô tràn ra các cửa / Để lại đâu trường chất chồng máu ứa / Đêm rung mình lạnh toát cả thành Rôm”, còn đau thương nào hơn: “Nghe thông reo và trong tiếng gió mưa / Có tiêng nô lệ đang tập lao mình vào đàn bò hung hãn”. Vua chúa vui đùa trên cái chết của nô lệ và tù nhân thật là rung rơn , những nụ cười ướt máu thảo dân, đấy cũng là bản chất của các đế chế châu Âu, khi mang quân đi xâm lăng đã quá bạo tàn với các dân tộc bị nô lệ, mà dân tộc ta cũng không thoát khỏi móng vuốt của Pháp và La Mã.

Thơ Trần Kim Dung không bàng quan với cuộc sống mà chị nhập thế như nước chìm vào trong cát vây. Chị luôn hồn hậu, nữ tính, muốn hòa mình vào trong cõi người ta này. Qua tập thơ thứ ba này tôi thấy chị đã có hướng đi dần rõ cho thơ mình, không lẫn vào ai. Lục bát của chị đã khởi săc bằng những từ ngữ hiện đại, vần điệu, nhuần nhuyễn, hình tương mới, tuy chưa bứt phá nhưng hướng tới và mở đã thấy rõ. Ngoài hai thể lọai lục bát và bảy chữ chị còn đến với những bài thơ tự do không thiếu du dương và xao xuyến trước người đọc. Trần Kim Dung có cái duyên với đất trời nên chị có được quá nhiều chuyến đi, những câu thơ lữ hành mà khơi gợi quá nhiều những sâu lắng và nỗi niềm: “Hình như ở chốn nước mây / Câu thơ còn đọng vơi đầy trên sen / Nhớ Trần Hưng Đạo uy nghiêm/ Ức Trai với Lệ Chi Viên thấu trời”(trong bài Khiêm Lăng” hoặc là : “ Đến Bến Vân Đồn tìm đồn mây trên núi / Mây đã tan tìm mãi chẳng thấy đồn / Chỉ tìm được một câu thơ cổ / ‘Lộ thập vạn đồn sơn phục sơn’” (trong bài Vân Đồn).
Chị có những câu thơ gợi hình cho tôi ấn tượng: ‘Cô gái H mông gùi mây xuống chợ / Hạt dẻ theo chân cây thuốc đắng táo Mèo’, ‘Thuyền ai trên đỉnh mù sương / Mái chèo khua mảnh trăng suông bồng bềnh’, ‘ Lúa Mường Lò ngực mẩy tròn như cô gái Thái / Óng ả lung linh giữa đồi núi chập chùng’, ‘ Gặp hac cõng gió vào rừng / Gặp cò khiêng nắng qua sông về làng’, ‘ Mò sâu dưới đáy bùn lầy / Mong sao vớt được một ngày trong mơ ‘, ‘Hạt tiêu đu nắng trèo nương / Bám mây để vượt dặm trường đắng cay’… Cùng một lúc không thể nói hết những gì cho thơ Trần Kim Dung, khép lại trang viết chúc chị luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong sáng tạo nghệ thuật.
XUÂN TRƯỜNG