Vanvn- Nhà văn Nguyên An vừa ra sách mới “Văn học thiếu nhi Việt Nam khảo luận và chân dung” (NXB Hội Nhà Văn 2023). Qua gần 400 trang in, tác giả cố gắng tìm thêm kích tấc, góc nhìn cho những ai quan tâm tới bộ phận văn học này.

Với cách hiểu rất thoáng về khái niệm “văn học thiếu nhi” tác giả Nguyên An “dung dăng dung dẻ” với bạn đọc để nhận biết, tìm hiểu, thưởng ngọan bộ phân văn học này của người Việt từ Hùng Vương lấp quốc tới năm 939 – thời nhà nước phong kiến tự chủ; từ 939 tới 1858 Bắc thuộc, nối Pháp thuộc; từ 1858 tới 1945 ra đời nước Việt Nam mới và từ 1945 tới 2023.
Trong kích tấc rất dài, rất rộng ấy, theo Nguyên An, nhân vật của văn học thiếu nhi Việt Nam là Thánh Gióng với huyền tích ngựa sắc gây tre, là Trạng Hiền với giai thoại đã thành thơ: “tích tịch tính tang / bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng”, là thằng Bờm nổi tiếng từng “nhe răng Bờm cươi ” với phú ông, cười ra bài lục bát “Thằng bờm có cái quat mo…”, là em bé vô danh trong ca dao: “con ơi nhớ lấy câu này / cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” là cái Tý con chị Dậu trong Tắt đèn “thay cha mẹ dỗ dành cơm cháo cho các em, cho cả cha mẹ, còn nó chỉ ăn mấy giãi khoai cốt qua bữa đói”, là bé Phước “Em len lét, cúi đầu, tay xách gói / Áo quần dơ, cắp chiếc nón le te”, là cô học trò ngọan của một nước Việt đã hòa bình, thống nhất, biết tự hỏi mình “yêu gì?” để cùng chúng bạn tìm ra câu trả lời:

Yêu Trời
Trời sẽ tặng sao
Yêu Mây
Mây đổ mưa rào
xuống cho
Yêu Gió
Được cái quạt mo
Yêu Nắng
Nắng gọi
sân cho thóc đầy
Yêu Rừng
Rừng sẽ ươm cây
Yêu Sông
Sông trả
cho bầy cá tôm
Yêu Đồng
Đồng biếu niêu cơm
Yêu Hoa
Hoa kết trái thơm
Ngọt lừ
Yêu Già
Già để tuổi cho
Ai mà yêu Trẻ
Được no
tiếng cười!
“Văn học thiếu nhi Việt Nam khảo luận và chân dung” của Nguyên An là một công trình nghiên cứu viết khéo, kể từ bố cục khác lạ, văn phong uyển chuyển, trích dẫn chọn lọc cho tới 14 ghi chú thường là bất ngờ với rất nhiều thông tin.
Nhờ cơi nơi khái niệm “văn học thiếu nhi” rộng tới mức, đó là những văn liệu trong sách giáo khoa ngữ văn, là văn học dạy trong nhà trường, từ tiểu học, tới trung học, Nguyên An đưa vào sách này 15 chân dung văn học, của các nhà văn, từ ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, ông “nằm vạ” Bùi Hiển, ông “gió đầu mùa “ Thạch Lam, ông “chợ Tết” Đoàn Văn Cừ, ông “thăm lúa” Trần Hữu Thung, ông “vợ nhặt” Kim Lân… Trong 15 chân dung có 2 chân dung do các bạn văn của tác giả góp sức bút.
TRẦN QUỐC TOÀN