“Dịch thuật văn học là can thiệp chính trị”

Vanvn- Độc giả Tây phương thường hiểu chưa đúng bản chất của chiến tranh Việt Nam và những khổ lụy người dân Việt phải đối mặt. Chính trăn trở này đã thôi thúc GS Hà Mạnh Quân làm cầu nối để mong độc giả thế giới hiểu biết rõ hơn về sự tàn khốc của chiến tranh và những hậu quả của nó.

Dịch giả Hà Mạnh Quân

Hà Ni at Midnight – Hà Ni lúc 0 gi

GS Hà Mạnh Quân hiện đang giảng dạy chuyên ngành văn học Mỹ tại ĐH Montana (Mỹ). Ông chuẩn bị ra mắt tuyển tập 12 truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Bảo Ninh mà ông đã dịch sang Anh ngữ. Sách có tựa đề Hà Ni at Midnight (Hà Nội lúc 0 giờ) do NXB Đại học Texas Tech (Mỹ) xuất bản.

Tuyển tập chọn lọc những tác phẩm mà Bảo Ninh viết về chiến tranh chống Mỹ, những hậu quả của nó để lại sau khi chiến cuộc tàn, và những trăn trở, day dứt của những người may mắn sống sót qua bom đạn nhưng luôn bị ám ảnh bởi sự tàn khốc của chiến tranh, cũng như những cái chết, hy sinh của những người tham gia cuộc chiến bất luận phe nào.

GS Quân cho biết NXB Đại học Texas Tech rất ủng hộ tuyển tập truyện ngắn của Bảo Ninh vì năm 2005, Bảo Ninh lần đầu tiên sang Mỹ và Đại học Texas Tech là trường đại học đầu tiên ông ghé thăm và Trung tâm lưu trữ tài liệu về chiến tranh Mỹ-Việt Nam tại trường đã có cuộc phỏng vấn với ông về cuốn Ni bun chiến tranh. Hơn nữa, NXB Đại học Texas Tech muốn thúc đẩy sự hiểu biết đa chiều về cuộc chiến, và với tên tuổi và sự nổi tiếng của Bảo Ninh, họ vinh dự xuất bản tuyển tập này.

Là một nhà lý luận và phê bình văn học và một dịch giả, GS Quân cho hay, “Dịch thuật văn học là can thiệp chính trị”. Ông giải thích chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc không bao giờ nhìn nhận những gì họ đã làm khi họ đem quân đi xâm chiếm một quốc gia khác. Và nếu có, thì lịch sử chính thống của họ cũng chỉ nhắc đến qua loa như một thông tin không quan trọng.

Ví dụ như trong các cuộc chiến tranh mà Mỹ đã tham gia, thì cuộc chiến tại Việt Nam là dài nhất, bị lên án và gây tranh cãi nhiều nhất. Tuy nhiên, sách giáo khoa hay giáo trình lịch sử cho học sinh, sinh viên Mỹ thì thường chỉ nhắc đến cuộc chiến này rất ít.Theo GS Quân, lịch sử Mỹ luôn nhấn mạnh con số 58 ngàn binh lính Mỹ chết trong chiến tranh, nhưng hiếm khi nhắc đến hàng triệu người Việt đã mất mạng vì bom đạn Mỹ.

Ông cho biết thêm, “Chúng ta phải luôn nhắc cho họ nhớ những gì họ cố tình quên lãng”. Tức là, thông qua văn học dịch, ông muốn phơi bày những tổn thất về thể xác, tinh thần, những đau thương, mất mát mà người Việt đã phải gánh chịu và dư âm của nó không thể bị vùi trong lãng quên.Ông cũng muốn thông qua văn học đề cao chủ nghĩa nhân đạo, yêu chuộng hòa bình, và lên án chủ nghĩa thực dân và đế quốc luôn phản bội lại chính cái tuyên ngôn “bình đẳng, bác ái, và công lý” mà họ luôn tự hào nhưng chính họ lại phá vỡ khi xâm lăng và thuộc địa hóa những quốc gia yếm thế hơn.

Luminous Nights Đêm sáng trăng

Trước đó, hai tuyển tập khác của GS Quân cũng được xuất bản, gồm Other Moons: Vietnamese Short Stories about the American War and Its Aftermath (Những vầng trăng khác: Truyện ngắn Việt Nam về chiến tranh chống Mỹ và thời hậu chiến) được xuất bản ở Mỹ năm 2020 và Luminous Nights (Đêm sáng trăng) được xuất bản ở Pháp năm 2021.

Luminous Nights bao gồm 16 truyện ngắn viết trong giai đoạn 1930-1954 của các tác giả tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nhất Linh, Nam Cao,Tô Hoài, Nguyễn Tuân,và Kim Lân. GS Quân chọn và dịch hai hoặc ba truyện ngắn tiêu biểu của mỗi tác giả, trong đó có nhiều tác phẩm trong chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam như Đôi mắt (Nam Cao), Chữ người t(Nguyễn Tuân), V nht (Kim Lân)… Tựa đề cuốn sách, Đêm sáng trăng, cũng là tựa đề của một truyện ngắn cùng tên của nhà văn Thạch Lam, một thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn đầu thế kỷ 20.

GS Quân cho biết mặc dù sách xuất bản ở Pháp, nhưng bản dịch lại là Anh ngữ, vì NXB La Frémillerie nói rằng muốn sách được nhiều độc giả biết đến thì xu hướng ngày nay bản dịch tiếng Anh vẫn chiếm ưu thế hơn tiếng Pháp trên toàn cầu. Một lý do nữa là tuyển tập Luminous Nights phản ánh cuộc sống của người dân Việt dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, cho nên xuất bản ở Pháp có ý nghĩa hơn.

Dịch giả cho biết khi còn học cấp 3 ở Việt Nam, ông rất ngưỡng mộ dòng văn học lãng mạn và hiện thực phê phán, và những tác giả, tác phẩm ông đã học và đọc đã để lại dấu ấn sâu sắc trong ông. Sự lầm than, khổ cực, nghèo đói mà người dân Việt chịu đựng dưới ách thống trị của thực dân Pháp cần phải được phơi bày, và một trong những cách hiệu quả nhất là thông qua văn học.

***

Đ có cái nhìn đa chiều, tôi nghĩ Vit Nam nên chủ động đón nhn và xut bn nhng tác phm văn hc dch v chiến tranh do người M và các tác giả người M gc Vit viết nhiều hơn nữa. Điu này giúp chúng ta có cái nhìn sâu sc và cảm thông hơn cũng như học được nhng bài hc đt giá t lch s.” – GS Hà Mạnh Quân.

***

GSTS Hà Mạnh Quân sinh năm 1979 tại Đà Lạt và tốt nghiệp thủ khoa ngành ngôn ngữ Anh tại ĐH Đà Lạt năm 2000. Sau đó ông được học bổng và tu nghiệp 10 năm ở Mỹ, hoàn thành 3 bằng thạc sĩ và 1 bằng tiến sĩ. Ông được phong hàm giáo sư năm 40 tuổi.

LÊ HÂN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *