Vanvn- Đó là thừa nhận của Bộ GDĐT khi trả lời cử tri về tình trạng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay. Bộ cũng đã đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo công tác sau đại học.
Mới đây, trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, cử tri TP.Đà Nẵng đã gửi kiến nghị tới Bộ GDĐT về một số vấn đề, trong đó phản ánh tình trạng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, ít có công trình khoa học nào mang tính đột phá, có hiệu quả, áp dụng trong đời sống xã hội. Cử tri kiến nghị Bộ GDĐT cần nghiên cứu, xem xét vấn đề này để đảm bảo tính hiệu quả hơn.
Trong văn bản trả lời cử tri TP.Đà Nẵng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay thực tế trong 2 năm trở lại đây, tuyển sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở trong nước đã giảm đáng kể.

Năm học 2019-2020, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ do các cơ sở đào tạo xác định là 5.111. Tuy nhiên, toàn hệ thống chỉ tuyển được 1.274 nghiên cứu sinh (tương đương 24,93% so với tổng chỉ tiêu đã xác định), chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ là 59.518 nhưng chỉ tuyển được 41.551 học viên cao học (69,81%).
Năm học 2020-2021, chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ là 5.056 và tuyển được 1.735 (34,32%), chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ là 56.069 nhưng cũng chỉ tuyển sinh được 40.640 (72,48%).
Tính đến thời điểm tháng 11.2022, quy mô đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của cả nước là 88.243 học viên cao học và 8.933 nghiên cứu sinh ở tất cả các lĩnh vực và ngành đào tạo.
Trong khi đó, ở một số nước khác như Trung Quốc, chỉ riêng trong lĩnh vực Kỹ thuật (engineering), số tuyển mới năm 2020 tại các trường đại học công lập ở nước này là 980.678 học viên cao học và 195.850 nghiên cứu sinh. Ở Israel, năm học 2020-2021 có tới 68.885 học viên cao học và 11.855 nghiên cứu sinh tiến sĩ.
Bên cạnh đó, mục tiêu và chuẩn đầu ra trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam đã được quy định theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ).
Theo đó, về cơ bản gần như tương thích và phù hợp với Khung tham chiếu các trình độ ASEAN và Khung trình độ Châu Âu, bảo đảm những người được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sau khi tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm để bắt đầu triển khai và tiến hành các nghiên cứu khoa học một cách độc lập.
Bộ GDĐT nhận định về mặt chính sách, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở Việt Nam đã tiếp cận với các chuẩn của khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, Bộ GDĐT thừa nhận, do nguồn lực đầu tư hạn chế chất lượng đào tạo sau đại học trên thực tế không đồng đều trong toàn hệ thống. Bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của nhiều cơ sở đào tạo với các kết quả nghiên cứu trong quá trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là những công trình khoa học cơ bản, đáp ứng hiệu quả yêu cầu, tính cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước thì ở một số cơ sở đào tạo khác, chất lượng đào tạo lại có chiều hướng đi xuống. Hạn chế về chất lượng đào tạo có thể kể đến việc chưa tuân thủ chặt chẽ quy chế đào tạo; chất lượng nhiều công bố khoa học bắt buộc chưa cao, chỉ ở mức đối phó đủ điều kiện công trình; nể nang, dễ dãi khi thành lập hội đồng đánh giá luận văn, luận án; thông qua một số đề tài luận án tiến sĩ có phạm vi quá hẹp, không bảo đảm giá trị khoa học.
Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ GDĐT đã và đang thực hiện đồng bộ những giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, tăng cường sự minh bạch, gia tăng vai trò giám sát của các bên liên quan trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trên tinh thần thực hiện tự chủ đại học và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo theo Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Đồng thời, kiện toàn hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở đào tạo; tăng cường kiểm định các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; định kỳ rà soát, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, nhất là đội ngũ giảng viên cơ hữu; thực hiện nghiêm các quy định trong quy trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng, trong đó đặc biệt lưu ý việc xét duyệt đề tài, định hướng và nội dung nghiên cứu bảo đảm đáp ứng yêu cầu về giá trị khoa học và thực tiễn; tăng cường công khai, minh bạch danh mục đề tài luận văn, luận án, học viên cao học, nghiên cứu sinh, người hướng dẫn và nội dung các luận văn, luận án trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành; nâng cao vai trò, trách nhiệm của học viên cao học, nghiên cứu sinh, của người hướng dẫn, của các nhà khoa học là phản biện độc lập, là thành viên các hội đồng đánh giá luận văn, luận án; đề cao liêm chính khoa học, tránh nể nang, dễ dãi trong việc hướng dẫn, đánh giá và phản biện luận văn, luận án.
Bộ GDĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.
MỘC AN
Báo Dân Việt
1- Nếu PHẢI CÓ ĐỦ BẰNG CHỨNG KHI NÓI thì CHẲNG AI CÓ THỂ “KẾT TỘI” được gì ĐỐI VỚI “VẤN ĐỀ TS-ThS” Ở TA HIỆN NAY.
2- Nhưng “TRỪ NHỮNG AI vì LÝ DO TẾ NHỊ GÌ ĐÓ” còn thì “BẰNG TAI MẮT&SUY ĐOÁN LOGIC” thi ĐỀU THẤY SỰ YẾU KÉM của “CHẤT LƯỢNG TS-ThS” và SỰ YẾU KÉM của “VIỆC ĐÀO TẠO TS-Ths”.
3- Về NGUYÊN NHÂN của “SỰ KÉM CHẤT LƯỢNG” đó:
a- Thì ĐÃ RÕ NGUYÊN NHÂN của CHẤT LƯỢNG THẤP CỦA TS&ThS là:
– CHUNG NHẤT là DO ĐÀO TẠO “ẨU”(Nói thế cho gọn thôi).
– “ẨU” từ “A” đến “Z” (Mỗi Trường- Viện, Mỗi trường hợp CÓ KHÂU CỤ THỂ của sự”ẨU” đó chứ KHÔNG “ẨU CẢ QUY TRÌNH” từ A đến Z).
b- NHƯNG CÒN NGUYÊN NHÂN của “SỰ ĐÀO TẠO ẨU” thì:
– KHÔNG CHỈ LÀ “SỰ NỂ NANG” như Bộ Trưởng Sơn nói đâu.
– Còn NGUYÊN NHÂN đó LÀ GÌ thì “DÀI RỘNG LẮM”, KHÔNG THỂ “DĂM CÂU- BA ĐIỀU” mà RA NHẼ đâu.
c- CHỪNG NÀO CHƯA CHỈ RA được ĐẦY ĐỦ và ĐÍCH XÁC các NGUYÊN NHÂN này thì CHỪNG ĐÓ VẪN KHÔNG CẢI THIỆN NỔI việc ĐÀO TẠO TS- ThS đâu.
4- Hãy THỬ HÌNH DUNG XEM việc DẠY và HỌC để CÓ DANH TS-ThS sẽ TÔT NHƯ THỄ NÀO khi:
– CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TUYỂN và ĐỀ BẠT QUAN LẠI KHÔNG ĐẶT TIÊU CHÍ HỌC VỊ mà “CHỈ TUYỂN&ĐỀ BẠT” theo “THỰC TÀI THỰC VIỆC”.
– “TƯ THỤC HÓA” TOÀN BỘ CƠ SỞ ĐÀO TẠO TS&ThS.
– Các TRƯỜNG CÔNG LÂP- VIỆN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC CHỈ LÀM NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ theo YÊU CẦU của Nhà nước mà thôi nên RẤT ÍT “LOẠI CÔNG” này nên DỄ QUẢN CHẶT từ “A” đến “Z”..
5- Với THIẾT CHẾ NHƯ TRÊN thì:
– AI “RỖI HƠI” đi học “TS- ThS RỞM” để rồi “MẤT CẢ ĐỐNG TIỀN HỌC- MẤT THÒI GIỜ” mà VẪN BẤT TÀI nên “KHÔNG CÓ VIỆC- MẤT VIỆC” hoặc CHÍ ÍT là “DẬM CHÂN TẠI CHỨC”(Không đủ tài để được đề bạt).
– Từ đó LÀM GÌ CÓ TRƯỜNG TƯ- VIỆN NGHIÊN CỨU TƯ nào DÁM ĐÀO TẠO ẨU từ “A” đến “Z” vì ĐÀO TẠO THẾ thì “CÓ MA NÀO HỌC” (Nếu nói QUÁ như nhân gian vẫn nói thì PHẢI là: CÓ CHÓ NÓ HỌC).
– Mà đã “CHẲNG CÓ MA NÀO HỌC” thì “THẦY ĂN BẰNG GÌ”
– Từ đó mà TỰ BIẾT PHẢI LÀM GÌ để THÀY RA THẦY rồi có TRÒ RA TRÒ- TS RA TS- ThS RA Ths.
6- “HÌNH DUNG CHO SƯỚNG” vậy thôi CHỨ NƯỚC MÌNH CÒN LÂU MỚI CÓ THIẾT CHẾ như tôi vừa nêu nhé.
7- Nếu CÓ ĐƯỢC THIẾT CHẾ đó ĐÃ CHẲNG CÓ “CCCCC”- LƯƠN CHẠCH LEO NGỌN ĐA- CUA CẠY CÀNG, CÁ CẠY VÂY- MÀY BIẾT TAO LÀ AI KHÔNG,…”
8- Bởi thế, tôi mới nói là: “Còn NGUYÊN NHÂN đó LÀ GÌ thì “DÀI RỘNG LẮM”, KHÔNG THỂ “DĂM CÂU- BA ĐIỀU” mà RA NHẼ đâu”.
9- Và anh Kim Sơn CÓ LÀ anh THIÊN SƠN CŨNG CHẲNG CẢI THIỆN NỔI việc ĐÀO TẠO ẨU TS&ThS như hiện nay đâu.