Chúa đất miền Khau Sưa – Tiểu thuyết của Hoàng Thế Sinh – Kỳ 5

Vanvn- Mê: “Cậu chủ nhiều tiền thế?”, Pín: “Ừ, anh cho em một ít nhé, nhưng mà… nhưng mà…”, và bất ngờ, Pín xông vào, ôm Mê, vật ngửa xuống sập, lột nhanh quần áo của mình và của Mê, rồi làm tình như mưa gió. Mê kêu van. Pín cắn bập bập vào mồm. Mê giãy giụa. Pín càng nhấn mông bụp bụp như cối giã. Mê nằm lịm. Pín nhay vú Mê bặp bặp như trẻ bú mẹ. Pín thỏa sức làm tình. Pín sung sướng tột độ. Thỏa cơn nứng tình rồi, Pín nằm vật bên cạnh Mê. Còn Mê thì ôm mặt khóc. Pín dỗ mãi. Pín xin lỗi. Pín lấy mấy tệp tiền cho Mê nhưng Mê ném vào góc hầm, không lấy…

Tranh của họa sĩ Nguyễn Khôi

>> Chúa đất miền Khau Sưa – những điều muốn nói

>> Ở “Xứ Mưa” có Hoàng Thế Sinh 

>> Chúa đất miền Khau Sưa – Kỳ 1

>> Chúa đất miền Khau Sưa – Kỳ  2

>> Chúa đất miền Khau Sưa – Kỳ  3

>> Chúa đất miền Khau Sưa – Kỳ  4

 

Chương 13

 

Ánh trăng dát bạc khắp núi Chúa.

Tiếng chim từ qui khắc khoải khiến Sa Thổ không sao ngủ được, cứ nghĩ miên man chuyện nhà, chuyện bản. Chuyện con Sương về thành phố học trung cấp nông lâm nghiệp, được sự giúp đỡ của cán bộ Tử Pín. Dù bực bội, đoán chắc chuyện Tử Pín thuê người đánh dằn mặt thì ông vẫn thầm cảm ơn cán bộ Tử Pín nhiều lắm. Vì cán bộ Tử Pín không chỉ giúp cho con Sương được vào học mà còn mua sắm bao nhiêu thứ cho nó nữa. Hàng tháng cho nó tiền tiêu, cử quản gia Miêu lái ô tô thỉnh thoảng đưa đi đón về cẩn thận. Lãnh đạo người ta nói một câu là đâu vào đấy, chẳng có sai lời bao giờ. Chuyện con Sương đi học phải nhờ vả thế cũng là một chuyện đáng phải lo vì sau này biết trả ơn người ta sao đây, hay là phải bán núi Chúa cho cán bộ Tử Pín? Mà sao lạ, tối qua con Nương đưa con Sương về nhà, hai chị em chỉ gật đầu chào ông, rồi vào buồng ngủ, im ắng luôn, ông còn chưa kịp hỏi xem con Sương học hành ra làm sao mà biệt tích, chẳng điện thoại về nhà? Còn chuyện phá rừng ven sông Chảy để trồng cây bồ đề, cây keo, cây bạch đàn thì ông chưa thông lắm. Vẫn biết, bao đời nay dân bản quanh vùng đều sống nhờ những cánh rừng xanh bạt ngàn kia. Ngay như nhà ông đây, đời sống gia đình không thuộc diện nghèo đói, nhưng chẳng ngày nào, chẳng mùa nào là không lên rừng để kiếm miếng ăn. Mùa măng vầu thì ăn măng vầu. Mùa măng nứa thì ăn măng nứa. Mùa quả trám thì ăn quả trám. Mùa quả gắm thì ăn quả gắm. Mùa quả bứa thì ăn quả bứa. Cái rau dớn ven suối, dây vón vén chua ở bìa rừng, quả mác kịnh leo trên cây cũng được hái làm canh, làm nước chấm. Con dúi cũng đào trên rừng về làm thịt. Con chuột cũng bẫy về làm thịt. Con cáo cũng bắn về làm thịt. Các con thú lớn như con lợn lòi, con hươu, con gấu, con nai, con sơn dương cũng thỉnh thoảng săn về làm thịt ăn, lấy xương nấu cao, lấy mật làm thuốc quí. Con kiến con ong cũng chọc lấy trứng, vắt lấy mật làm thuốc, làm thức ăn. Cây lá dong cắt về gói bánh chưng tết. Cây chuối chặt về thái mỏng nấu cám lợn. Cây mây lấy về buộc thúng, buộc rổ, rá. Cây vầu, cây nứa chặt về làm đòn tay, đan vách nhà. Cây gỗ kẹn, cây gỗ nghiến, cây gỗ chò, cây gỗ táu, cây gỗ đinh…, trăm tuổi, nghìn tuổi, ngả xuống, xẻ ra làm nhà sàn, tuyệt vời luôn. Cô Sao lấy thuốc Nam từ rừng chữa bao người khỏi bệnh, nào cây mỏ quạ, lá thuyền, tai chuột, cẩu tích, lược vàng, mã tiền thảo, mộc hoa trắng, tì giải, thổ phục linh, hoài sơn, kim ngân, trần bì…, ôi, làm sao kể hết cái quí giá của rừng. Thế mà bây giờ, người ta chặt hết rừng già để trồng bồ đề, trồng keo, trồng bạch đàn,  suốt dọc sông Hồng, bên sườn đông dãy núi Con Voi, suốt dọc sông Hồng, bên sườn tây dãy núi Con Voi, và suốt dọc hai bờ sông Chảy kể từ núi Mèn, núi Cao Biền dưới hồ Thác Bay lên tận núi Khau Ria, núi Mã Yên Sơn, cả mấy chục cây số rừng già bị chặt phá, chỉ còn lại khoảng giữa mấy xã nằm trong vòng vây núi Chúa là còn nấn ná trong đó có miền Khau Sưa này. Mà núi Chúa cũng đang bị cái ông Tử Pín câu kết với ông Sò, ông Lỉn lãnh đạo Khau Sưa bủa vây, đòi mua bằng được. Mấy hôm theo ông Lỉn chủ tịch Khau Sưa xuống dưới gần thành phố, ông thấy người ta chặt phá hết rừng già, cơ man nào là cây trên đồi trơ gốc cháy đen thui, lưng trời còn phật phờ khói phủ, nghĩ mà thương, nghĩ mà đau rừng núi. Ông cũng chả hiểu rồi đây dân bản dưới ấy làm giàu theo cách của cán bộ Tử Pín như thế nào, chứ trước mắt thì gay go rồi. Không ngủ được, ông Sa Thổ cứ nghĩ miên man thế. Không ngủ được, ông đành dậy, nhẹ tay khơi than hồng, lấy ống thổi, thổi lửa, bắc ấm nước lên kiềng. Nước sôi, ông pha ấm trà nóng, ngồi thu lu bên bếp lửa, uống chậm từng ngụm. Thân hình to lớn của ông được ngọn lửa chiếu lên vách nhà cứ chập chờn, nghiêng ngả. Ông thèm thuốc lào mà không dám hút vì sợ điếu kêu làm thức giấc các con gái. Ông ngồi uống trà, đợi sáng. Ô, buổi sáng mới rộn rã làm sao. Suối Be chảy rì rào. Gà rừng gáy te te đầu núi. Lũ chim rừng thi nhau hót ríu ran, hót muôn điệu như một bàn hòa tấu vui tươi, ngọt ngào. Trời sáng tỏ. Ông đang nghênh tai nghe cái âm thanh muôn thuở của núi rừng thân thương thì cái Nương nhón chân đi ra. Con Nương ngồi sát bên ông, đưa tay túm cái đuôi tóc, buộc vổng lên như đuôi gà. Mặt nó hồng ánh lửa. Ngồi im một lúc, nó cầm que cời than cho ánh lửa sáng lên, giọng thoảng nhẹ:

Nhà văn Hoàng Thế Sinh

– Cha nghĩ gì à?

– Ừ! Cha nghĩ mãi chuyện cái Sương đi học, phải nhờ vả ông Tử Pín? Còn chuyện ông Tử Pín đòi mua  núi Chúa nữa? Khó nghĩ quá!

– Núi Chúa không bán thì thôi, ai bắt? Chị Sương kia…

– Ừ, chị Sương của con phải đi học mới mong làm cán bộ chứ!

– Học gì? – Nương ngước nhìn cha, dân dấn nước mắt – Học  gì? Chị Sương con làm sao rồi, cha ơi!

– Ơ, cái con này! Cái Sương làm sao chứ?

– Chị Sương gầy yếu, xanh xao lắm! – Nương bật khóc hu hu – Từ lúc con đón chị Sương từ xe ông Miêu về, chẳng thấy chị ấy nói gì, chẳng thấy hỏi gì?

– Nó làm sao? – Ông Sa Thổ nói nhỏ.

– Hu hu hu! Chị Sương…

Nương cố ghìm tiếng khóc, vào buồng dắt chị Sương ra chào cha. Ông Sa Thổ nhìn dáng vóc con gái tiều tụy, tóc xổ rối xù, mặt xanh xám, mắt lơ đơ, miệng mím chặt, ông thót tim. Ôi giời! Con gái của ông xinh đẹp, khôn ngoan nhất miền Khau Sưa này, sao bây giờ khốn khổ thế này? Con làm sao? Con ốm đau làm sao? Hay đứa nào hại con? Ông Sa Thổ đứng dậy đỡ tay con Sương, ngồi cạnh bếp lửa. Ông vuốt nhẹ mái tóc con gái, giọng xót xa:

– Con ốm đau làm sao?

Sương ngước nhìn, ngơ ngác.

– Cha hỏi con bị ốm đau làm sao?

Sương ngước nhìn, ngơ ngác.

– Ơ, cái con này! – Ông Sa Thổ nhìn tận mặt con gái, hỏi rõ rành – Cha hỏi con bị ốm đau làm sao?

– Cha đừng hỏi nữa! – Nương sụt sịt khóc – Chị Sương không nói gì đâu. Hình như chị ấy bị ma làm rồi?

– Ma ma cái thằng cha mày à? – Cảm giác sợ hãi, ông Sa Thổ nghĩ một lúc, giọng run run – Con Nương điện ngay cho cô Sao sang xem bệnh cho chị Sương!

Nương vâng lời, bấm Nokia gọi cô Sao. Một lúc sau cô Sao sang nhà. Cô đã nghe Nương nói chuyện buồn của Sương từ trước rồi, nên cô lặng lẽ dắt Sương vào phòng riêng. Nhìn gương mặt nhợt nhạt, đôi mắt buồn ngơ ngác của Sương, cô Sao biết là Sương có chuyện rất buồn. Cô Sao lựa lời, ướm hỏi chuyện, Sương chỉ cúi đầu, im lặng. Biết là không thể tâm sự, không thể khuyên nhủ Sương điều gì lúc này, cô Sao quay ra gặp ông Sa Thổ, nói nhỏ rằng, phải đưa Sương lên động cậu Cóc khấn vái, chữa trị tâm thần thôi. Thế là ngay hôm sau, cô Sao, với ông Sa Thổ, mời thầy Khổng Xích Tồ nữa, cùng đưa Sương lên động cậu Cóc. Hàng ngày, cô Sao lên rừng tìm hoa phong lan, đủ  loại lan, thường là các dò phong lan còn nguyên cả cụm rễ, nào lan trúc, lan hoàng thảo, lan bạch ngọc, lan tóc tiên, lan phượng vỹ, lan cẩm báo, lan phi điệp, lan khúc thần, lan kiều diễm…, mỗi loài hoa lan một sắc hương, đẹp và mê dụ, cô Sao đem về treo ở cửa động cho Sương ngắm. Cô Sao còn đi lấy những cây lá thuốc an thần sắc cho Sương uống cả ngày. Đặc biệt lúc mặt trời vừa lên đỉnh núi Chúa, cô Sao hứng những giọt nước trong ngần rỏ ra từ miệng cậu Cóc, rồi đem cho Sương nhấp từng ngụm nhỏ. Còn thầy Khổng Xích Tồ thì cứ mỗi sớm mai và lúc nửa đêm, chăm chắm hương nhang, mải miết gõ mõ, thỉnh chuông, khấn vái cậu Cóc, khấn vái thần linh phù hộ cho con Sương mau lành, mau khỏe. Thường là vào nửa đêm, thầy Khổng Xích Tồ cúng mà nghe như hát, lời rỉ rả: “Nhĩ thị phong nhi ngã thị sa. Triền triền miên miên nhiễu thiên nhai. Trân trọng tái kiển kim tiêu hữu tửu, kim tiểu túy. Đối tửu đương ca trường ức hồ điệp khoản khoảm phi. Mạc tái lưu vận phú quý, phồn hoa đô thị giả. Đinh ninh chúc phó thiên ngữ vạn ngôn lưu bất trú. Nhân hải mang mang sơn trường thủy khoát tri hà xứ. Lãng cấp thiên nhai từng thử tịnh thiển khán thái hà. Điển điển trích trích vãng nhật vân yên, vãng nhật hoa. Thiên địa du du, hữu tình tương thù, tài thị gia. Triêu triêu mộ mộ bất phương đạp biến hồng trần lộ1“… Lời khấn trầm trầm lẫn rì rào tiếng suối, lẫn vi vu tiếng gió, với xôn xao tiếng chim, tiếng thú kêu, thành tiếng ru Sương lịm buồn thời thiếu nữ. Ngày qua ngày như thế, tâm thế Sương bình an trở lại, trái tim Sương nồng nàn ấm áp, tâm hồn Sương trong trẻo nắng mai, Sương mê mải ngắm hoa phong lan, Sương lặng nghe thác Tu Mi hát trên đá, Sương vui nghe sơn ca hót rộn rừng xanh núi Chúa. Cô Sao mỉm cười, nhìn Sương âu yếm như nhìn đứa con gái mới lớn của mình. Và bất ngờ một sáng, Lỳ lên động cậu Cóc thăm Sương. Đợi lúc Sương ra ngắm phong lan, Lỳ mới vào cửa động. Sự xuất hiện đột ngột của Lỳ khiến Sương lúng túng, ngại ngần, vội quay vào trong động. Lỳ bước theo, cầm tay Sương, giọng tha thiết:

– Sương ơi! Về cùng anh nhé?

– Quên em đi! – Giọng Sương nhẹ thoảng.

– Quên em làm sao được! – Lỳ nhìn sâu vào mắt Sương, nói ví von – Anh như núi Chúa. Em như dòng suối Be. Nguồn suối chảy từ lòng núi. Dòng suối trong, hát mãi không thôi. Anh và em không bao giờ rời xa nhau được!

– Thôi mà anh! – Giọng Sương nghẹn ngào – Em như dòng suối đã vẩn đục, không còn hát được mỗi ban mai nữa. Anh hãy quên em đi!

– Anh không bao giờ quên em! – Lỳ kéo tay Sương – Nào ta về Nà Lai, về Cò Nòi, về nhà chúng mình thôi.

– Quên em đi!

Sương giằng tay khỏi tay Lỳ, chạy nhào vào chỗ cô Sao đang ngồi đun nước thuốc. Lỳ đứng tần ngần ngoài cửa động. Cô Sao hiểu nỗi lòng của Sương nên khuyên Lỳ hãy quay về, một ngày nào đó sẽ gặp Sương. Lỳ không dám trái ý cô Sao đành lững thững xuống núi. Cô Sao nhìn Sương buồn rượi, thương lắm. Cô ngồi sát bên Sương, vòng tay ôm eo Sương, lựa lời:

– Sương ơi! Cháu vẫn còn buồn lắm, phải không?

Sương cúi đầu, im lặng.

– Vẫn còn buồn thì hãy tâm sự với cô cho nhẹ lòng?

Sương cúi đầu, im lặng.

Sương đau đớn nhớ lại những ngày ở Khách sạn Hoa Ban Tím. Cậu Tử Pín dành riêng cho Sương một phòng đầy đủ tiện nghi, từ điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, tủ quần áo, ti vi, máy vi tính, bàn gương, lọ hoa tươi, đến chiếc giường trải ga màu hoàng yến, còn sắm cho Sương cả iPhone, xe máy Saphia mới toanh. Ngày ngày Sương chỉ việc đi xe máy đến trường học, về khách sạn lại có mấy cô bé lo cơm nước, giặt giũ. Rồi một đêm thứ bảy, cậu Tử Pín đến thăm Sương. Cậu Tử Pín mang cho Sương bao nhiêu là hoa hồng, hoa cúc, hoa phăng, hoa viôlet, hoa thược dược, cắm đầy lọ gốm, hương đưa ngào ngạt, còn bao nhiêu là quả xoài, quả dưa, quả thanh long, chùm nho, ôi, bao nhiêu là hoa quả, cậu Tử Pín quí Sương như em gái. Sương vui lắm, dẻo tay cắm hoa, rồi gọt quả bày lên đĩa. Cậu Tử Pín cũng vui lắm, mắt lấp lánh  nhìn Sương, luôn mồm khen Sương hồi này trắng hồng, xinh đẹp hơn. Cậu Tử Pín cười tươi, ngồi bên Sương. Ô, mùi rượu nồng nồng, hình như cậu Tử Pín uống rượu, kìa, mắt cậu nhìn Sương đắm đuối, cái nốt ruồi lông trên mi mắt cứ giật giật, cái yết hầu ở cổ cứ chạy lên chạy xuống, nuốt nước bọt ực, môi cậu mấp máy, hình như cậu đang xúc động, cậu đang muốn nói với Sương điều gì, cậu định nói gì cơ, Sương thầm nghĩ, a, chắc cậu lại khuyên Sương phải chăm học, nay mai ra trường còn về làm cán bộ xã, cán bộ người dân tộc là hiếm lắm đấy, vâng, em biết rồi, em sẽ cố gắng, ơ, sao thế, sao cậu lại ngồi sát Sương thế, cậu ngồi dịch ra chứ, này cậu Tử Pín, đừng thế mà… Bất ngờ, Tử Pín ôm choàng lấy Sương, đè ngửa Sương xuống nệm, mắt cậu Tử Pín long lên những tia vằn đỏ, cái nốt ruồi lông trên mi mắt cứ giật giật, cậu Tử Pín thở phì phì, cậu Tử Pín tự lột quần áo mình, rồi lột hết quần áo Sương, đè ập xuống thân thể ngọc ngà thiếu nữ Sương, hai cánh tay cậu Tử Pín như hai vòng thép ghì chặt lấy Sương, cậu Tử Pín hực hực, hộc lên như con dê đực, cậu Tử Pín nhấn Sương chìm vào cơn mê dại, Sương quằn quại, rên rỉ, đau đớn…

Thấy Sương im lặng lúc lâu, cô Sao thì thầm:

– Sương ơi! Cô cũng từng có nhiều nỗi buồn, như chuyện yêu đương, chuyện chồng con, chuyện làng bản một thời xa lánh… – Cô Sao vừa nói vừa để ý thái độ của Sương xem có biểu hiện gì không, lại lựa lời tâm sự tiếp – Sương ơi! Nỗi buồn nếu cứ để mãi trong lòng thì nó sẽ như nọc rắn độc giết chết con người đấy. Nỗi  buồn phải được chia sẻ với bạn bè, với người thân, thì nỗi buồn sẽ vơi dần. Bạn bè và người thân sẽ giúp ta vượt qua nỗi buồn mà sống tiếp, sống tốt, sống đẹp nữa.

Nghe thế, Sương ngước lên, mắt đẫm nước, rồi bật khóc nức nở. Cô Sao ôm Sương vào lòng, vuốt vuốt mái tóc dài mượt của Sương, vỗ nhẹ vào tấm lưng thon mềm của Sương. Một lúc lâu, Sương dụi đầu vào ngực cô Sao, nghẹn ngào: “Cô Sao ơi! Cháu mất hết đời con gái rồi! Thằng Pín hại cháu! Cháu không muốn sống nữa!”. Cô Sao nghe mà buốt tim. Ôi, thân phận  người con gái xinh đẹp sao nhiều niềm vui, sao lắm nỗi đau thế? Cô biết rồi, Sương ơi, người con gái xinh đẹp nào cũng như bông hoa rừng, thì nhiều chim ngó, nhiều ong châm. Số phận phó thác cho may rủi thôi. Như cô đây, thầm yêu trộm nhớ bố Sa Thổ của cháu mà có nên cây nên cành gì đâu, rồi cuộc đời đưa đẩy đến giờ… Cháu cũng thế, tưởng đi học thành tài, đâu ngờ gặp nỗi đắng cay. Cô Sao ôm ghì Sương, xiết bao thân thương, cô thì thầm: “Sương ơi! Cô hiểu đời người con gái xinh đẹp, nhiều niềm vui, cũng lắm nỗi đắng cay mà. Nhưng cháu còn trẻ, cuộc đời còn dài ở phía trước, còn cha Sa Thổ, còn em Nương, em Neo nữa, phải gắng vượt qua nỗi đau này. Cậu Lỳ vẫn còn yêu cháu thật lòng. Gắng lên, nay mai cháu sẽ lại có cuộc sống tốt đẹp như bao người con gái khác trong bản Nà Lai này”. Tự nhiên, cô Sao vỗ nhẹ lưng Sương như vỗ lưng đứa con gái mình hồi bé, rồi cất tiếng hát ru, bài hát Chồm eng2, ru bé thơ: Lải! Lải! Lải! Lải pu be. Kin nồm mé chắng mả. Kin nồm pả chắng luông. Kin sloong puồng chắng ím. Trú phjác! Slung thản! Tằng bán kin lèng. Noọng eng cải khoái. Lín bại lồm! Lồm!…

Cô Sao hát hết bài nọ sang bài kia, toàn những bài hát ru thơ bé, giọng hát ngọt ngào, êm nhẹ như gió thoảng. Sương gục đầu vào ngực cô Sao nghe hát mãi, rồi ngủ lịm.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Quang Thiều

Chương 14

 

Ngang chiều, Lỳ rủ Tử Pín đi săn. Lỳ nói vừa mới phát hiện mấy con cầy hương trên rừng núi Chúa. Tử Pín thích quá, liền khoác súng hai nòng, theo Lỳ lên núi Chúa. Lỳ đưa Tử Pín đi lòng vòng, qua khu rừng vầu, rừng nứa, rừng trám, vừa chạm rừng gỗ nghiến thì nghe tiếng hú vang rừng. Hú-hú-hú-ú-ú-ú-hù-hú-ú-ú-ú-hù-hú-ú-ú-ú… Tiếng hú dài dữ dội không giống tiếng hú người gọi người mà như tiếng hú hù dọa của loài thú hoang, nghe khiếp. Lỳ nghênh tai nghe, im lặng. Lỳ nhìn Tử Pín, lẩm bẩm, hình như có thú dữ? Tử Pín cảnh giác, nhét vội hai viên đạn vào nòng súng, tư thế sẵn sàng đối phó. Lỳ kéo Tử Pín nép vào một tảng đá, ngó ra. Phen này thì mày chết nhé, Pín ơi! Lỳ nghĩ nhanh. Ai bảo mày sống ác? Mày ác thế thì Thần núi Chúa sẽ trừng trị mày đích đáng. Mày đừng trách tao bỏ bạn nhé. Tao không bao giờ bỏ bạn, mà chỉ bỏ những thằng xấu, thằng ác như mày thôi. Lỳ đang nghĩ thì bỗng rào rào, đất đá từ đâu ném túa ra, cùng với tiếng gừ-ừ-ừ-ừ-ừm… gừ-ừ-ừ-ừ-ừm, bóng Người Rừng to đen, đầu xù rối quấn băng vải đen, mặt to, mắt sáng quắc, chân tay nghều ngào, tay cầm khúc vầu vạt nhọn như mũi lao, nhào từ gốc cây này sang gốc cây khác, nhào từ tảng đá này sang tảng đá khác. Một lúc trấn tĩnh, Lỳ tra đạn, giương nòng súng kíp về phía Người Rừng nhưng không bóp cò. Định thần, Tử Pín cũng lên cò, rê nòng súng theo bóng Người Rừng. Lỳ chưa kịp ấn nòng súng của Tử Pín xuống thì Tử Pín đã nghiến răng, bóp cò. Pòm! Pòm! Hai viên đạn bắn vào tảng đá tóe lửa. Gừ-ừ-ừ-ừ-ừm-ừm-ừm! Gừ-ừ-ừ-ừ-ừm-ừm-ừm! Gừ-ừ-ừ-ừ-ừm-ừm-ừm! Ba tiếng gầm vang dội. Bóng đen nhoáng nhoàng quanh các tảng đá, quanh các gốc cây nghiến cổ thụ, sát sạt chỗ Lỳ và Tử Pín nấp. Lỳ ôm súng, bỏ chạy. Tử Pín đang định nạp thêm đạn, thấy Lỳ bỏ chạy, cũng ôm súng, chạy theo. Vấp rễ cây, ngã. Va phải đá, ngã. Nhào vào lùm cây rậm, ngã. Càng chạy, Tử Pín càng không thấy Lỳ đâu. Bí quá, Tử Pín nép bên một gốc cây, cuốn bàn tay gọi: Lỳ ơi! Lỳ ơ-ơ-ơ-ơi…! Không có tiếng trả lời. Cái thằng Lỳ hèn nhát! Cái thằng Lỳ bỏ bạn! Mày chạy đằng nào, hả Lỳ? Tử Pín vừa chửi rủa Lỳ, vừa chạy thục mạng, lúc chạy, lúc bò vì lên dốc mệt quá. Thôi chết! Lạc rừng thật rồi! Tử Pín dừng lại, nghênh tai nghe. A, phải rồi, cứ nghe tiếng suối chảy, lần ra suối Be là tìm được đường về thôi. Mà sao không nghe tiếng suối chảy nhỉ? Thằng Lỳ khốn kiếp! Tử Pín lẩm bầm, vừa dò chân ngang một tảng đá, ngẩng lên, bất chợt một thân hình cao to, cái đầu tóc xù rối quấn băng vải đen, mắt sáng quắc, cái mặt vằn vệt đen-đỏ-trắng, miệng rộng, lưng đeo bao dao nhọn, tay cầm khúc vầu vạt nhọn hoắt như mũi lao, gừ-ừ-ừ-ừ-ừm-ừm-ừm, ôi, Người Rừng! Tử Pín run rẩy, quay đầu, vùng chạy, rơi mất cả súng hai nòng. Ngã dụi. Vùng chạy. Ngã dụi. Vùng chạy… Tưởng đã chạy xa Người Rừng nên Tử Pín dừng lại, ôm một gốc cây, thở dốc. Một lúc, cái đầu tóc xù rối quấn băng vải đen, mắt sáng quắc, mặt vằn vệt đen-đỏ-trắng vụt hiện ra trước mặt Tử Pín, chĩa mũi vầu nhọn hoắt vào ngực Tử Pín. Hãi quá, Tử Pín vùng chạy, đầu đâm vào gốc cây, vùng chạy, đâm đầu vào bụi gai, vùng chạy, ngã xoài, vùng dậy, chạy, chẳng còn biết xuống dốc hay ngược dốc nữa. Mệt quá, Tử Pín dừng lại, tựa vào một tảng đá, ngó xuống, ôi giời, cái đầu tóc xù rối, mặt vằn vệt đen-đỏ-trắng chập chờn, mũi vầu nhọn hoắt chĩa vào ngực Tử Pín. Gừ-ừ-ừ-ừ-ừm-ừm-ừm! Tiềng gừ-ừm dữ dội khiến Tử Pín bật khỏi tảng đá, chạy cuống cuồng. Lúc lâu, Tử Pín ngước nhìn, đã thấy Người Rừng chặn ngay trước mặt, vội vòng ngang sườn núi, chạy tiếp, cuồng chân quá, không chạy được nữa, bước khập khiễng, bước rã rời, ngoảnh lại, ô ô, vẫn Người Rừng, tay cầm khúc vầu vạt nhọn hoắt, sao bây giờ mới thấy, mũi vầu nhọn hoắt nhấn nhấn vào lưng Tử Pín, cảm giác rợn tóc gáy, ô ô, chết rồi, khiếp quá, cái chết cận kề khiến Tử Pín co chân chạy như bay như biến, chạy một mạch, chạy lao thút xuống một thung lũng xanh ngút vầu, nứa và cây chuối rừng, dưới thung lũng loáng thoáng cỏ, lúp xúp từng mảng lá dong, nhóng nhánh bùn là bùn. Ô, thung lũng Bùn, nơi Tử Pín đã bắn được con lợn rừng năm xưa, và cái thủ lợn đã bị con Hổ vằn ngoạm đi mất hút. Thôi chết! Chạy đường nào? Cả thân hình mập mạp của Tử Pín chìm lút trong bùn, chìm dần, chìm dần. Vừa lúc Người Rừng ào đến. Người Rừng nghênh mặt vằn vệt đen-đỏ-trắng vẻ đắc thắng, chĩa mũi vầu nhọn hoắt về phía Tử Pín, quát:

– Ngươi còn chạy nữa không?

– Ô ô, ông không phải Người Rừng chứ? – Tử Pín líu lưỡi, trợn tròn mắt.

– Ta là vệ sỹ của cậu Cóc thần núi Chúa đây! – Giọng ồm ồm.

– Ông không phải Người Rừng! Ông là người?

– Ngươi hiểu thế nào cũng được.

– Sao ông đuổi tôi?

– Ta đuổi thằng ăn trộm rừng núi Chúa!

– Tại thằng Lỳ… ối ối, cứu tôi, cứu…

Tử Pín không kịp nói hết câu, bị lún thụt đến cổ, vội kêu cứu. Người Rừng  tháo vòng dây quấn quanh người, quăng ra, cái dây thừng như có mắt, rơi trúng đầu Tử Pín. Cố nhoai người, Tử Pín túm đầu dây, nắm chặt. Người Rừng bỏ khúc vầu nhọn xuống đất, nắm dây thừng, kéo cật lực. Tử Pín lướt trên bùn, lao ập vào bờ cỏ. Tử Pín buông dây thừng, túm cỏ, cố nhoai lên triền đất khô, nằm vật ngửa, thở phì phì bùn đen. Người Rừng nhìn cái người vốn được bao kẻ nịnh bợ gọi là “ông cậu” bởi uy quyền và giàu có mà bây giờ nằm nhẽo nhợt, tơi tả, bẹp dí như con dán, tự nhiên Người Rừng bật cười khà khà… Rồi nhanh như cắt, Người Rừng nhào lại, lật sấp Tử Pín, lấy dây thừng quấn quanh cổ, trói quặt hai tay ra sau, trói chặt hai chân, luồn dây thừng ngược lên nách, quấn mấy vòng, rồi quăng dây thừng lên cành cây nghiến. Tử Pín kêu ư ử như con chó sắp bị chọc tiết. Người Rừng đẩy Tử Pín vào sát gốc cây nghiến, kéo căng dây thừng, Tử Pín bị treo như treo con thú, hai bàn chân sít mặt đất. Tử Pín ngọ nguậy, miệng rên rỉ:

– Ông định treo tôi chết ở đây à?

– Ngươi thông minh đấy! Ta sẽ treo người ở đây cho dã thú núi Chúa ăn thịt,  ăn từ chân lên đầu, thích lắm.

– Sao ông ác thế?

– Ác thế nào bằng ngươi cơ chứ!

– Tôi không ác!

– Ngươi không ác mà lại nên nông nỗi này à?

– Tại thằng Lỳ nó rủ tôi đi săn…

– Ta biết rồi! Các người có uy quyền, có nhiều tiền của, các ngươi làm sai điều gì thì thường đổ lỗi cho kẻ khác, tệ lắm.

– Ái ái, đau quá, mỏi quá, ông thả tôi ra, tôi sẽ cho ông nhiều tiền…

– A, ngươi lại lấy tiền ra để chuộc cái mạng quèn của ngươi hả?

– Ông muốn bao nhiêu tiền, tôi cũng cho.

– Thế hử?

– Này, ông có biết tôi là ai không?

– Ai hả? Ngươi uy quyền đầy người. Ngươi tiền của đầy nhà, chật ngõ. Ngươi là Tử Pín. Cả miền Khau Sưa ai cũng hãi ngươi. Cả thành phố Mã Sơn ai cũng kiêng nể ngươi, người ta đều gọi ngươi là “ông cậu”, cậu Tử Pín, phải thế không?

– Ông biết thế, sao còn hại tôi?

– Không! Ta không hại ngươi, cậu Tử Pín ơi! Ta chỉ giết thằng ăn trộm rừng núi Chúa thôi.

– Tại thằng Lỳ rủ tôi đi săn cầy hương chứ!

– Ờ, nhưng nếu ngươi không có lòng tham, không muốn đi ăn trộm rừng như con cáo rừng thì đâu đến nỗi này?

– Tôi không tham!

– Không tham mà sao ngươi đã giầu nứt đá đổ núi mà vẫn còn muốn giầu hơn nữa, hử?

– Người đời ai chẳng muốn thật giầu, mà phải giầu hơn kẻ khác mới sướng.

– Thế ngươi muốn giầu đến thế nào thì mới thôi?

– Tôi muốn giầu hơn anh chị Vương. Hi hi, giầu hơn các sếp lớn, giầu hơn hơn các đại gia, giầu hơn cả vua chúa ngày xưa cơ.

– Ai dà! Thế thì ngươi sắp thành vua chúa rồi còn gì?

– Đợi đấy! Bao giờ tôi làm vua thì tôi sẽ cho ông làm chúa, làm chúa tể cả vùng Tây Bắc này nhé!

– Ta không có tiền thì làm sao mà làm chúa tể được chứ?

– Thì tôi cho ông tiền, nếu ông thả tôi ra?

– A, ngươi lại dùng tiền mua chuộc ta phải không?

– Tất nhiên rồi! Người có quyền thì dùng quyền, người có tài thì dùng tài, người có sức thì dùng sức, người có mưu thì dùng mưu, người có tiền thì dùng tiền, chuyện thường.

– Bây giờ ngươi dùng tiền chẳng ích gì đâu?

– Sao thế?

– Vì ta không cần thứ tiền bẩn của ngươi, hiểu không?

– Tôi không dùng tiền bẩn!

– Tiền lừa lọc, tiền dối trá, tiền ăn cướp của dân chẳng là tiền bẩn à?

– Tôi không lừa lọc, không dối trá, không ăn cướp của ai, tiền tôi có được là vì tôi thông minh, tôi có mưu kế, thế thôi.

– A, ngươi có nhiều mưu kế để lừa dân đen con đỏ chứ gì?

– Kẻ ngu thì mắc mưu kế, phải chịu!

– Thế mới biết, bọn làm ăn các ngươi vì lòng tham nên bất chấp tất cả!

– Tôi không tham!

– Ngươi là kẻ vừa tham vừa ác!

– Tôi không ác!

– Ngươi không tham, không ác mà sao ngươi lừa dân, chiếm được nhiều đất đai, làm được nhiều công trình to lớn, lắm tiền nhiều của thế?

– Tiền của là do tôi làm ra!

– Nhiều người làm ra tiền của bằng chính bàn tay lao động sáng tạo và trí óc thông minh của họ, và họ sống thơm thảo với đời, chứ không giống ngươi, loại người chuyên mánh mung, buôn gian bán lận, dối trên lừa dưới, ăn bẩn, nhẫn tâm lừa đảo, mưu kế chiếm đoạt. Ngươi sống thế là sống ác đấy!

– Tôi không sống ác!

– Ngươi tự dối lòng mình thôi! – Khà khà, Người Rừng cười lớn – Ngươi hiểu thế nào là “ác giả ác báo” chứ?

– Tôi biết!

– Mà thời nay, “ác báo” ngay vào mặt những kẻ gây tội ác, chứ không phải chờ đợi đến đời sau mới báo ác đâu nhá!

– Ối ối, mỏi quá, đau quá, ông thả tôi xuống, tôi… tôi sắp chết rồi! Ối giời… cứu tôi…

– Hừ, giời cũng không cứu được cậu Tử Pín đâu!

– Ông cứu tôi! Ông biết tôi có bao nhiêu tiền không? Vô kể tiền đấy!…

– Ngươi lại nhầm rồi! Ông cậu Tử Pín ơi! Tiền nhiều vô kể cũng không cứu được cái mạng quèn của ngươi đâu!

– Ông cứu tôi, bao nhiêu tiền tôi cũng trả?

– Bao nhiêu, hử?

– Ông muốn bao nhiêu tôi cũng trả!

– Ta nể những người biết dùng tiền đúng lúc đấy.

– Vâng, ông cứu tôi!

– Ơ mà, ta không cần tiền!

– Ông có phải là người không?

– Ta là người!

– Là người mà lại không cần tiền, mới lạ?

– Đã bảo, ta không cần thứ tiền bẩn của ngươi, hiểu chưa?

– Không việc gì phải phân biệt tiền bẩn với tiền sạch, miễn là tiền, một thứ có thể mua được mọi thứ trên đời, ông hiểu không?

– Ngươi lại nhầm rồi! Tiền có thể mua được rất nhiều thứ nhưng không mua được tất cả đâu, như cái mạng quèn của ngươi đây chẳng hạn, tiền nào mua được, ngươi hiểu không?

– Tiền mua được hết!

– Ờ, vậy ta treo ngươi ở đây xem ngươi dùng tiền mua cái mạng quèn của ngươi thế nào, được chứ?

Nói xong, Người Rừng kéo dây cho chân Tử Pín nhấc khỏi mặt đất, lại quấn thêm mấy vòng dây quanh cây nghiến, quanh người Tử Pín từ chân lên đến cổ, khiến Tử Pín không ngọ nguậy được, rồi cầm khúc vầu vạt nhọn hoắt, lững thững bỏ vào rừng. Hãi quá, Tử Pín gào thét: “Ông kia! Ông ác thế! Ông treo tôi chết ở đây à?”. Một lúc lâu, Tử Pín cảm thấy nghẹt thở, đầu u u mê mê, ô ô, chết, ta sắp chết rồi, thằng Lỳ khốn kiếp hại ta, thằng Người Rừng hại ta, ối ối, ta sắp chết rồi, ôi giời ơi, còn hầm tiền của ta, bao nhiêu tiền của ta, bao nhiêu đá quí của ta, bao nhiêu vàng của ta, bao nhiêu đôla của ta, làm thế nào bây giờ, ôi giời ơi, còn khách sạn của ta, siêu thị của ta, dinh thự của ta, thủy điện Hoang Thủy của ta, ặc ặc, Tử Pín ngúc ngoắc đầu, mặt bắt đầu sưng đầy lên, mắt lồi ra, miệng loe nhoe nhãi nhớt, ới ới, ới tiền của ta ơi, ới cha mẹ ơi, ới Ly Ly con ơi, ới Phăng Phăng con ơi, ới By con ơi, ới em Xinh ơi, ới chị Kim Hy ơi, ới anh rể Vương ơi, ới quản gia Miêu ơi, ta sắp chết rồi, cứu ta vớ-ớ-ớ-ới! Ặc ặc! Tử Pín như ngọn lửa sắp tắt, chân giẫy giẫy, kêu gào thảm thiết, thằng Người Rừng kia, mày thả tao ra, tao cho mày tất cả những gì tao có, tao chỉ cần sống thôi, tao không muốn chết treo ở rừng núi Chúa khốn kiếp nà-à-à-ày… Một lúc lâu. Tử Pín lả lịm. Bỗng phựt! Cả mấy khúc dây trói đứt tung, Tử Pín đổ ập xuống gốc cây, im một lúc, thoi thóp thở, phì phì thở, một lúc, cố ngóc đầu, giọng méo xẹo: “Ông thả tôi thật à?”, và tròn mắt nhìn Người Rừng đứng sừng sững ngay trước mặt, ô ô, Người Rừng to đen, tóc xù rối, đầu quấn dây vải đen, mặt loằng ngoằng vằn vệt đen-đỏ-trắng, mắt sáng quắc, một tay cầm con dao nhọn sáng loáng, một tay cầm khúc vầu vạt nhọn hoắt, nghiến răng gừ-ừ-ừ-ừ-ừm một tiếng lớn, rồi lững thững bước khuất dần sau những gốc cây nghiến cổ thụ.                   

 

Chương 15

 

Quản gia Miêu lái Camry lướt nhẹ qua thị trấn Khau Sưa. Biết tính cậu Tử Pín, quản gia Miêu bật bài hát Nắng ấm quê hương, giọng ca trữ tình ấm ngọt…”Thái Bình ơi! Sao mà yêu đến thế. Anh yêu em Diêm Điền hàng phi lao gió hát, anh đi tắm mát về bãi biển Đồng Châu. Anh qua con sông sâu, sông sâu đã bắc cầu đưa anh về đồng cói. Anh thương em anh nói: “Em dệt đôi chiếu hoa cho anh trải giữa nhà, mời thày mẹ sang chơi để anh thưa để em thưa”. Cho anh về quê mình cùng làm lúa, cùng làm đay, cùng dệt cói, cùng đan mây. Tay em chạm vàng, tay anh chạm bạc, làm giàu cho quê hương hỡi người em gái mà anh yêu thương. Thái Bình ta đó mà em yêu thương!”. Quản gia Miêu liếc sang cậu Tử Pín, thấy cậu rơm rớm nước mắt, hình như cậu nghe bài hát về quê hương Thái Bình của mình gợi nhiều ký ức, nhiều kỷ niệm buồn vui. Quản gia Miêu chợt nghĩ, đất Thái Bình nhiều điều nổi tiếng, có nhà tình báo vĩ đại Vũ Ngọc Nhạ, có Phạm Tuân bay vào vũ trụ, có người lính cắm cờ trên nóc hầm Đờ-cát ngày chiến thắng Điên Biên Phủ tháng 5 năm 1954, có người lính cằm cờ lên nóc Dinh độc lập Sài Gòn ngày chiến thắng mùa xuân tháng 4 năm 1975…, còn cậu Tử Pín làm gì ở đất Khau Sưa này nhỉ? Thấy cậu Tử Pín cứ ngó ra ngoài cửa xe, quản gia Miêu cũng liếc ra, a, biết rồi, cậu Tử Pín đang ngó hai ngôi nhà ba tầng cao nhất, lộng lẫy nhất phố Khau Sưa của bí thư Sò và chủ tịch Lỉn, hai vị lãnh đạo thị trấn nổi tiếng cả thành phố Mã Sơn. Nhưng cậu Tử Pín không định vào chơi nhà hai vị lãnh đạo Khau Sưa mà bảo quản gia Miêu cho xe chạy thẳng vào khu rừng già Tan Pha. Xe cứ chạy vòng theo đường bê tông từ thị trấn xuống bản Tan Pha. Cậu Tử Pín cứ ngồi trên xe mà thả ánh mắt đăm đắm ra cánh rừng già trên núi toàn cây gỗ lý cổ thụ, một loại gỗ cực hiếm còn sót lại bởi nó mọc xen kẽ với đá núi cao vút nhọn sắc, dưới rừng cây gỗ lý núi đá là một bình nguyên bạt ngàn nương ngô, ruộng lúa và liền đấy là ngút ngàn rừng dẻ gai, cũng toàn cây cổ thụ qúi hiếm, cây dẻ cho hoa và nhiều hạt bùi thơm, thứ hoa và quả thơm ngon dụ dỗ biết bao nhiêu loài muông thú như chim trĩ, chim đại bàng đất, chim sáo, chim khiếu, gà lôi,  khỉ, sơn dương, cầy giông, cáo, cu li, chồn, sóc, cả gấu và hươu, nai nữa. Có thể xem bản Tan Pha và rừng Tan Pha là vương quốc của đá, của rừng, của muông thú – nơi hoang sơ, trong lành và bình yên đến lạ lùng ngay giữa cái thời 4.0 náo động cả hoàn cầu. Ấy mới hay cho bí thư Sò và chủ tịch Lỉn, đã nhanh chân vào đây mua núi, mua rừng, mua gỗ lý làm nhà sàn to đẹp nhất nhì vùng Tây Bắc này. Trang trại của hai vị cả trăm hecta gồm rừng gỗ lý, rừng dẻ gai, với con suối Xia dài trong mát, cùng một hệ thống ao hồ nuôi cá chép đỏ, rô phi đơn tính, cá trắm đen, cá nheo, cá chiên, cá năng, cá quất, cá bỗng, với trại chăn nuôi trâu, bò, dê, cung cấp cho khắp nơi trong thành phố và cả nước, làm mê ly các bợm nhậu muôn quán sá, cứ gọi là tiền vào túi bí thư Sò và chủ tịch Lỉn như nước suối Xia, mấy ai sánh kịp. Tử Pín ngắm nghía cái cơ ngơi của hai vị lãnh đạo Khau Sưa mà thèm, mà mơ. Khau Sưa ơi, Tử Pín thầm nghĩ, rừng Khau Sưa, đá quí Khau Sưa, đá bloc Khau Sưa, người ta chiếm cả rồi, người ta ăn hết cả rồi, người ta biến thành tiền, vàng, đôla hết cả rồi, ta làm gì đây, ừ, phải rồi, có lẽ chỉ còn núi Chúa kỹ vỹ, xanh tươi và giầu có, ta có thể mua để làm du lịch sinh thái, a mà, còn núi Cò Lả với thác Mây kỳ vỹ, đẹp mê ly nữa, còn cái làng Bảo Châu nằm kề thành phố Mã Sơn mà nghèo khổ cũng có thể biến thành…, gì nhỉ, ô, lại mơ mộng quá rồi, phải nhờ cái đầu thông minh của lão Miêu xem sao. Suốt chặng đường vòng quanh trang trại của hai vị lãnh đạo Khau Sưa, Tử Pín không nói gì, chỉ im lặng, nghĩ, và nghĩ, và mơ xa. Quản gia Miêu cũng không nói gì. Về dinh, vào phòng khách, quản gia Miêu pha trà nóng, rót mời cậu chủ, một lúc, quản gia Miêu ngước kính trắng nhìn Tử Pín, giọng nhỏ nhẹ:

– Thưa cậu! Hai vị lãnh đạo Khau Sưa nhanh tay hơn chúng ta, phải không?

– Ờ! – Tử Pín nhấp trà, nói thủng thẳng – Thì người ta là thổ dân mà lị, mới lại, người ta có thời cơ.

– Vâng, có lẽ thế! Còn cậu, bây giờ tính sao? Khi làm nhà máy thủy điện Hoang Thủy, gặp đá, tôi chợt nhớ một chuyện…

– Chuyện gì thế?

– Thưa cậu! Chuyện là tôi vừa đọc được tài liệu về đá quí, hay lắm.

– Là thế nào? – Tử Pín thờ ơ.

– Cậu nghe này…

Quản gia Miêu thấy Tử Pín im lặng có nghĩa là sẵn sàng nghe chuyện, liền giở tài liệu đọc nhỏ: Bách khoa toàn thư Ngọc – Wikipedia có viết rằng, khoáng vật của thế giới tự nhiên có khoảng 3000 loại, tuy nhiên chỉ khoảng 300 loại khoáng thạch thích hợp cho việc gia công thành đá quý hoặc bán đá quý. Với những nhà buôn đá quí thì chỉ khoảng 20 loại là đối tượng kinh doanh, trong đó Kim cương, Lục bảo ngọc, Ru by hồng ngọc và Saphia được đánh giá là 4 loại quý hàng đầu. Còn Nhật Bản xác định 7 loại đá quý nhất, trong đó có Kim cương, Ruby hồng ngọc, Lục bảo ngọc, Saphia và Cats-eye, Alexandrite, Jadeite. Từ xa xưa, ngọc và vàng gắn với biểu tượng quyền lực và sự giàu có của vua chúa và giới quý tộc, thường dùng khảm trên vương miện, vương trượng, chuôi kiếm, yên ngựa và nữ trang của Hoàng gia. Tuy nhiên, “vàng có giá, ngọc thì vô giá”. Tự cổ chí kim, cả phương Đông và phương Tây, người ta đều coi ngọc là tài – phúc của tự nhiên, tượng trương cho hòa bình, hữu nghị, may mắn, như ý, hạnh phúc, sức mạnh và quyền lực. Ngày nay, với màu sắc thần bí vốn có cộng thêm vẻ đẹp tự thân và giá trị kinh tế lớn, ngọc càng có sức hấp dẫn không chỉ với thế giơí quý tộc, người mẫu, những ngôi sao màn bạc và những nhà tạo mẫu mà còn còn hấp dẫn với tất cả những ai mê ngọc trên khắp thế gian này.

– Thưa cậu Tử Pín! Cậu có nghe không thế? – Quản gia Miêu chợt hỏi vì thấy Tử Pín có vẻ lơ đãng.

– Nghe chứ! – Tử Pín lúc lắc đầu.

– Thế cậu đã nghe nói sự quý giá nhất của ngọc là gì chưa?

– Chưa!

– Cậu nghe, sẽ mê ngay thôi.

Quản gia Miêu liếc nhìn Tử Pín, thấy cậu chủ lim dim mắt, biết cậu chủ muốn nghe nên đọc tiếp: Kim cương không màu hoặc màu hồng, vàng, lam, đen, tía tượng trưng cho sự tinh khiết, tình yêu vĩnh cửu, gầu sang và xa hoa, mạnh mẽ và kiên cường, sự tận tụy tận tâm hết mình của con người. Ru by hồng ngọc màu hồng nhat hoặc đỏ thẫm, màu huyết chim bồ câu tượng trưng cho sự tri kỷ, tình yêu nồng thắm, hạnh phúc, biểu tượng của vẻ đẹp; bảo vệ sức khỏe; một trí tuệ thông sáng, minh mẫn, khích lệ trái tim nhiệt huyết và sức mạnh. Saphia màu lam đậm, lam tím, lam vàng thể hiện sự chân thành, khát vọng, thanh tao, hy vọng; sự từ tốn, điềm đạm, kiên trì; sự khai sáng cho tâm hồn con người và sự đổi mới từ bên trong con người. Saphia sao màu lam, đen thể hiện vận may, lòng chân thành, khát vọng, thanh tao. Opan đen, đỏ, lam, vàng, lục là thiên sứ của vận may, yên vui, hòa thuận, bình an và sắc đẹp. Topaz không màu, vàng cam, đỏ sẫm thể hiện sự tương ngộ, hữu  nghị, đàng hoàng; tình cảm mạnh mẽ, hòa đồng, lịch sự và hào hiệp. Thạch anh tím, tím sẫm thể hiện sự chân thành, hướng thiện, thanh tao, sung mãn, sự quí phái, dòng máu Hoàng tộc, sự lãnh đạm, điềm tĩnh, sự ổn định, bền vững, bình thản và lòng hiếu thảo, yêu thương.

– Thưa cậu! – Quản gia Miêu ngừng đọc, nhìn sang Tử Pín, nói rành rọt – Tôi nhớ không nhầm thì cậu sinh vào tháng Bảy phải không?

– Thì sao?

– Thưa cậu, tháng Bảy là tháng của ngọc ruby, nó thường gắn với bản mệnh con người. Bản mệnh tháng Bảy của cậu là ruby, đẹp tuyệt đấy.

– Thì sao?

– Tôi chợt có có ý tưởng rằng, cậu nên mở mấy lò khai thác đá qúy.

– Khai thác đá quý à? – Tử Pín nhìn sâu vào mắt kính của Miêu.

– Vâng, biết đâu…? – Quản gia Miêu lấp lửng.

– Là sao?

– Biết đâu, chỉ cần cậu trúng vài viên Ruby hồng ngọc bằng quả trứng chim sáo là cậu đổi đời tức khắc, thành ông Hoàng, lên Tiên ngay.

– Nhưng mà, để còn xem đã, vì ngay cả cái Công ty Mã Sơn – Chiềng Mai, Công ty Khau Sưa – Ôta Lépxki Nga to đùng thế còn chổng vó lên kia, mình thì làm được gì chứ?

– Cậu cứ thử, biết đâu?

– Có lẽ tôi chỉ tham gia cổ phần với các công ty đang làm đá bloc, hoặc tôi thành lập công ty riêng, chuyên khai thác đá bloc và xay bột đá bloc để xuất khẩu thôi.

– Thì cậu làm cả hai thứ!

– Lại phải tiền cho cái lão Sò, lão Lỉn… – Tử Pín nói lửng.

– Cậu khỏi lo! – Quản gia Miêu chân thành – Tôi sẽ lấy thư của anh rể Vương gửi lão Sò, lão Lỉn, bảo cắt mấy khe núi cho cậu, là xong ngay. Mới lại, còn chị Kim Hy đấy.

– Ừ, cũng có thể…

– Mà, tôi đã nói với chị Kim Hy rồi đấy.

– Sao nhanh thế?

– Vâng, cậu biết đấy, không chỉ có việc khai thác đá quý, khai thác đá bloc, khai thác gỗ rừng, mà quan trọng hơn là ý cậu muốn cả làng Bảo Châu kia biến thành đô thị Lâm Viên, có bể bơi, sân tenit, sân bóng đá mini, công viên, trường học, bệnh xá, nhà văn hóa cộng đồng, vừa làm Công viên Hỷ Hỷ, đẹp thêm phố phường thành phố Mã Sơn, lại kiếm tiền tỷ bán đất nhé.

– Nghĩ xem sao đã chứ?

– Tôi cứ trình chị Kim Hy trước, sẽ trình trình anh rể Vương sau.

– Tôi nghĩ đã, ông Miêu ơi!

– Cậu sẽ có phôn của chị Kim Hy ngay đấy.

Quản gia Miêu không nói gì thêm, lặng lẽ cầm chén trà nhấp một ngụm, đứng dậy, đi ra ngoài. Vì quản gia Miêu thấy cậu Tử Pín im lặng rất lâu, như thế tức là cậu chủ đang bị tác động mạnh về tâm lí, sẽ suy nghĩ công việc một cách nghiêm túc. Vừa lúc, iPhone của Tử Pín rung chuông. Quản gia  Miêu lẩm bẩm: bà Vương thiêng thật! Tử Pín nghe phôn, thưa khẽ:

– Dạ, em Tử Pín đây.

– Có ai ở bên cậu không? – Đầu sóng bên kia.

– Dạ, chỉ có quản gia Miêu, hắn ra ngoài rồi. Chị gái cứ nói đi!

– Cậu nghe cho rõ đây. – Giọng chị Kim Hy mềm ngọt – Quản gia Miêu đã nói hết ý định của cậu về việc mua đất mua núi của làng Bảo Châu để khai thác đá quí, sau nữa để làm khu đô thị Lâm Viên, nghe cũng được đấy. Cậu khỏi phải gặp anh Vương, cứ để chị bàn với anh xem sao đã, còn xem ý tứ cấp dưới của anh, còn nghe ý kiến của dân Bảo Châu, còn tính vốn liếng thế nào nữa chứ. Mà chị bảo nhé, việc khai thác đá quí may rủi lắm, gương tày liếp đấy, tốt nhất là mua đất làm khu đô thị mới, mua núi đá để khai thác đá, loại đá blốc siêu mịn, siêu trắng quí hiếm lắm. Mấy cái công ty bé tẹo mà nó còn kiếm bạc tỷ nhờ khai thác đá blốc, cậu còn lạ gì. Núi đá thì ngồn ngộn trước mặt đấy, cậu cứ việc xẻ đá ra tiền, nghiền đá ra tiền, khỏi phải đào bới những thứ không nhìn thấy dưới đất sâu, chẳng ích gì đâu. Cậu hiểu chưa?

– Dạ, em hiểu rồi ạ! – Tử Pín ngập ngừng – Thế thì em cứ tiến hành công việc theo gợi ý của chị, mà chị nhớ phải bàn trước với anh Vương giúp em nhé, còn… vốn liếng thì…

– Cậu cứ làm đi, lo gì vốn, sẽ đâu vào đấy mà!

– Vâng ạ! – Tử Pín ngập ngừng – Mà chị gái ơi, em còn muốn việc này, cũng rất quan trọng, em mới nghĩ ra thôi, việc vừa được tiếng anh rể Vương làm đẹp cho thành phố Mã Sơn, vừa được việc lớn cho em…

– Cậu nói gì mà khiếp, việc gì mà anh rể được tiếng thế?

– Thì… à… – Tử Pín lại ngập ngừng – Việc, à, em vừa nghĩ là, có lẽ thành phố nên xây cái cầu bắc qua sông Hồng, ở chỗ đền Qui Sơn, vắt sang bên kia làng Phiêng Cải, chỗ em có trang trại Đô La Xinh ấy, bên ấy cũng đang có cả chục trang trại của các sếp lớn ở thành phố đấy, thật là một công đôi việc, chị nhỉ?

– Ôi cha! – Đầu sóng bên kia, chị Kim Hy sít giọng – Cậu nghĩ cái quái quỉ gì thế? Thành phố một đoạn sông chưa đầy chín cây số mà đã ba cái cầu rồi, bây giờ xây thêm cái nữa chỉ cách mấy cái cầu kia hơn nghìn mét, có mà thành phố rồ à!

– Ơ, chị gái nghĩ thành phố rồ á? – Tử Pín lên giọng – Có mà rồ? Ôi, cầu Qui Sơn, có nó, thì tất thảy nhân dân thành phố, nhất là mấy sếp có trang trại to  bên làng Phiêng Cải, làng Phu Lơ chả sướng tửng lên ấy chứ.

– Cậu nghĩ đơn giản thế à?

– Thì em vừa làm cho nhà nước, vừa làm tư nhân, cái đầu luôn phải nghĩ đến tương lai, nghĩ đến các mối quan hệ, nghĩ đến giá trị, lợi nhuận, em chỉ nghĩ đến tiền, tiền. Chị gái ơi, em từng nghĩ, tiền là Chúa tể của muôn loài, chứ không phải con người là Chúa tể của muôn loài, có đúng không? Nhà mình chỉ còn hai chị em. Chị gái hiểu em trai quá còn gì!

– Cậu lắm chuyện quá đấy! – Chị Kim Hy im lặng một lúc, trở lại giọng mềm ngọt – Cậu được voi đòi tiên. Vừa vừa thôi. Cậu vừa đòi bằng được bảy căn hộ ở Vincom PLAZA, bây giờ lại đòi cái cầu qua sông Hồng, gớm chưa. Thôi được, cậu để chị nói với anh Vương xem sao? Mấy sếp có trang trại to  bên làng Phiêng Cải, làng Phu Lơ chắc ủng hộ anh Vương rồi. Cứ coi như cậu có một gợi ý hay, phải rồi, bên làng Phiêng Cải, làng Phu Lơ có nhiều trang trại to của các sếp, cái nơi họ chuần bị cho cuối đời “hạ cánh” an toàn mà, rất có thể anh Vương sẽ lưu ý, thế nhé.

iPhone tắt.

Tử Pín đút iPhone vào túi, bước dài tới trước gương treo tường, ngó vào, ô, gương mặt to, tai to, mắt nhỏ ngắn nhưng mày rậm dài, mái tóc dày, cái nốt ruồi lông trên mi mắt phải mới ấn tượng làm sao. Ừ, gương mặt của ta cũng khá đấy chứ. Tai to mặt lớn là tướng làm quan, mắt nhỏ và ngắn, lông mày dài là tướng làm giầu, ta có cả, chỉ tội mắt ngắn và hơi bị góc cạnh, lại có nốt ruồi to trổ ra túm lông ở trên mi mắt phải mà thầy bói bảo là nốt ruồi số Bảy, thầy bói bảo hai nét tướng này làm hại đời ta, hừ, hừ, nói nhảm, ta đang làm ăn ngày càng lớn, tiền và vàng nhiều đếm mỏi mồm không hết, tiền và vàng giấu trong hầm tiêu mười đời không hết, chẳng đứa nào có thể làm hại ta được. Biết không, ta lại sắp có cuộc làm ăn lớn rồi đây, Tử Pín nghĩ thầm, xưa nay ở thành phố Mã Sơn này, các tay làm ăn chỉ nghĩ đến bóc nhanh, ăn nhanh thôi, chưa tay nào dám nghĩ đến việc xây dựng cả một khu đô thị mới như ta. Một là, ta sẽ làm thay đổi hẳn diện mạo cái đô thị vốn ngổn ngang, thò thụt, cao thấp, góc cạnh, lô nhô, tin hin, vụn vặt, lạc hậu, để có một đô thị hoành tráng, hiện đại, văn minh như châu Âu, ai thấy cũng phải lác mắt nhé, còn các công trình phụ trợ nữa, cả cái Công viên Hỷ Hỷ nữa, khỏi phải nói, sẽ cho ta thu tiền cả đời, mọi người cứ chờ xem. Tử Pín đang nghĩ miên man thì quản gia Miêu vào, nhìn cậu chủ đang vui, hỏi:

– Bà Vương ủng hộ cậu chủ hết ý đấy!

– Tôi phải cảm ơn ông trước hết! Ông nhanh nhạy hơn tôi tưởng đấy. – Tử Pín đưa ba ngón tay mập vê vê nốt ruồi lông, nói chậm – Ông Miêu ơi, cái làng Bảo Châu thân thương của tôi toàn người thân thích từ những ngày khai hoang nghèo đói, bây giờ làm sao mua đất mua núi của họ, làm sao giải tỏa nhỉ?

– Cậu chủ ơi! – Quản gia Miêu nghênh kính trắng, nói như không – Cả làng Bảo Châu nghèo khó, đất vườn tạp, vườn bùn thụt lầy, núi thì dốc, chỗ bụi nứa, chỗ cây gỗ tạp, rừng tái sinh loằng ngoằng đủ thứ cây dại, đây vài mảnh nương ngô, nương lúa, kia vài mảnh nương sắn, nương chè, quanh năm dầm mưa dãi nắng, già tay co cũng chỉ thu được vài ba triệu đồng, bây giờ, bỗng dưng bán được nhiều triệu, lại được tái định cư ngay khu đô thị mới hiện đại, có khi họ còn xây được nhà tầng nữa, chẳng gào lên vì sung sướng ấy chứ.

– Biết thế, nhưng tôi vẫn thấy khó làm sao?

– Ơ, cậu chủ chẳng bảo nếu được trả nhiều tiền thì trời dân cũng bán là gì!

– Ừ, trả nhiều tiền, thật nhiều tiền thì trời dân cũng bán, bán tất!

– Cậu vẫn bảo Tiền là chúa tể của muôn loài, đúng không?

– Ờ, đúng, Tiền là chúa tể của muôn loài. Tôi chính thức giao cho ông thuê Viện thiết kế công trình Núi Non thiết kế khu đô thị Lâm Viên, và ông thuê ngay Công ty xây dựng đô thị Liên Miên, Công ty điện Nhấp Nháy, Công ty cấp thoát nước Tí Tách, Công ty vật liệu Giản Đơn, Công ty tư vấn giám sát Đại Khái, công ty gì nữa, ký hợp đồng ngay, huy động toàn lực máy ủi, máy xúc, máy kéo, xe tải, cần cẩu, xi măng, sắt thép, gạch ngói, đá, cột điện, đèn cao áp, tất cả, ngay lập tức, càng nhanh càng tốt, ta sẽ có một khu đô thị mẫu mực cho thế gian mở mắt ra mà nhìn.

– À, thưa cậu… – Quản gia Miêu ngập ngừng – Cậu phải giao cho tôi tiền mặt nữa chứ?

– Ờ, tiền mặt thì…

Nói đến tiền mặt, Tử Pín ậm ừ, nhìn quản gia Miêu, đôi mắt ngắn góc cạnh  của cậu cứ chớp chớp, nghĩ, tay này ranh ma, nhưng nghe hắn chắc thành công. Dù sao cũng sẽ nan giải đây, Tử Pín lẩm bẩm, bấm bấm ngón tay, ờ, nan giải lắm, chi rất nhiều tiền đây, phải huy động tiền ở các đệ tử của anh rể Vương thôi, còn vay ngân hàng một chút cho phải phép, lo nhất việc giải tỏa, di dời nhà dân, tệ, có vài chục nóc nhà mà ở rải khắp núi khắp khe. Nhà ông Việt, ông Khoản ở khe Táu. Nhà ông Sừ, ông Hồ, ông Bái, chị Hương ở mỏm núi Bốc. Nhà bà Hảo, ông Diện, ông Mại, ông Thích, ông Cường Vi ở gò Cầu Cháy. Nhà ông Hợp, bà Lại, cô Thính, chú Dự, chú Tám ở rìa núi Thái Văn. Nhà ông Võ, cô Nhật, ông Tài Thái, anh Tài Vẳng, ông Quí ở dài theo chân núi Voi… Còn mấy nhà nữa. Nhiều nhà cũng không ngại, chỉ ngại họ không bán cho mình thôi. Không bán á? Nhà nào không bán, hử? Tự nhiên Tử Pín trợn mắt như hăm dọa. Nhà nào? Nhà ai? Bán không? Bán ngay! Bán! Bán! À quên, tiền, tiền, tiền, ta rất nhiều tiền, có chúa tể của muôn loài là Tiền thì cho dân về mo mo mo, thì biến dân thành zêrô zêrô zêrô tất, hết, hi hi! Tử Pín đầy tự tin. Tối, quản gia Miêu về rồi, Tử Pín ăn cơm, tắm mát xong, vào phòng riêng, giở mấy tờ báo, đọc. Báo Xa Xưa đưa tin vụ Vũ “nhôm” khiếp quá. Tệ thật! Tử Pín lẩm bẩm. Một mình hắn mà dám thao túng cả hệ thống chính quyền Đà Nẵng chứ? Bí thư thành ủy, chủ tịch thành phố, mấy giám đốc, mấy tướng tá công an…, thôi rồi, chết cả lũ lĩ thế à? Hừ, nó ngoàm những mấy chục nghìn tỷ cơ à? Nó ngoàm bao nhiêu là đất đai, nhà cửa của dân, của nhà nước, chết là phải thôi! Tử Pín đây á, cứ gọi là sòng phẳng, mua bằng tiền mặt nhá, cưa đứt đục suốt nhá, chẳng ai kêu, chẳng dân nào kiện cáo gì, cấp trên gật, cấp dưới vâng, bạn hữu ừ, thế là đâu vào đấy, cứ êm ru, hi hi. Ồi, báo mới chả bổ, Tử Pín quăng tờ báo lên bàn, lẩm bẩm, chữ mới chả nghĩa, chữ gì mà bé như con kiến, ô nọ ô kia, nối nối trang này trang khác, nhằng nhịt, nhức cả mắt. Thì mở ti vi. Bấm bấm. Kênh 2. Kênh 3. Kênh 4. Kênh 5. Kênh 6. Lướt lướt. Kênh 9. Ô, tin vụ trọng án! Khiếp chưa! Một loạt sếp to. Cả ông sếp to ngất ngưởng cũng dính vòng lao lí. Nhục nhã quá! Sao thế nhỉ? Tử Pín phôn ngay cho quản gia Miêu, bảo có xem thời sự truyền hình không? Ở VTV9 ấy? Ông thấy thế nào? Đầu sóng bên kia quản gia Miêu thưa, có xem, đang xem, VTV1 cũng đang đưa tin. Biết làm sao, cậu chủ ơi, quản gia Miêu nói chậm, hình như con người có số thật đấy, mới hôm qua còn lên voi mà hôm nay đã xuống âm phủ, giời đầy, cậu chủ nghĩ xem, những người ấy từng trải, kinh nghiệm đầy người, nhân tình thế thái có thừa? Cậu lạ gì những người ấy chứ? Tài lắm cơ mà? Khôn lắm cơ mà? Uy quyền lắm cơ mà? Tiền nhiều lắm cơ mà? Dây dợ, ô dù nhiều lắm cơ mà? Sếp làm to đến thế mà cũng dính án? Quyền ơi là quyền! Tiền ơi là tiền! Đời ơi là đời!… Ơ, cái ông này, Tử Pín quát khẽ vào máy, tôi đang nói chuyện với ông, mà ông cứ như đang phán xử ai, à không, này, ông nhớ lên thủy điện Hoang Thủy kiểm tra, mùa này đang mưa bão nhiều, nếu cần thì ông xử lí, cho xả lũ bất kì lúc nào nhé, cả núi tiền của tôi đấy, nhớ chưa, ừ, thôi nhé, mai ông đến nhà tôi sớm rồi hẵng đến cơ quan, nhớ đấy. Tử Pín tắt iPhone. Tự nhiên thấy nhơ nhớ cái gì đấy, Tử Pín xoa xoa nốt ruồi lông trên mi mắt, à, kho báu của ta! Tử Pín đến bên chiếc tủ tường, rờ tay, ấn nhẹ nút điện – mắt trái con chuột gỗ, cửa cạnh tủ tường mở, Tử Pín chui vào, lại ấn nút điện, nách tủ tường đóng khéo, Tử Pín rờ tay góc tường, ấn nhẹ nút điện, cửa hầm dưới chân mở rộng, Tử Pín thận trọng bước từng bậc xuống hầm, bật đèn đường, bước hút vào đường hầm dài nhấp nhóa ánh điện. Ư, kho báu của ta! Tử Pín nhìn gian hầm rộng, bước nhanh tới, ngả người trên chiếc sập gỗ pơmu bóng loáng, đưa tay rờ rờ mép mấy thùng cac-ton, ư, tiền của ta vẫn ngủ ngon lành đây mà, Tử Pín nghĩ, những mười ba thùng đựng toàn tiền 500 ngàn đồng, ư, tiền ngủ ngon, lúc nào thức dậy thì đẻ cho ta gấp năm gấp mười nhé, Tử Pín nhỏm dậy, mở nắp một hộp cac-ton, lấy ra một tệp tiền xanh mướt, ấp lên ngực, rồi ấp lên môi hôn hít, hôn hít hả hê, một lúc, thè lưỡi liếm liếm, ôi tiền của ta ơi, giọng Tử Pín nhẹ thoảng, sao tiền thơm thế nhỉ, sao tiền ngọt thế nhỉ, trái tim Tử Pín thổn thức, mắt Tử Pín lim dim, miệng Tử Pín chẹp chẹp như vừa được ăn tiền thơm ngon. Rất lâu. Nhẹ tay đặt lại tiền vào hộp cac-ton, Tử Pín ra mở chiếc két sắt. Xoay. Xoay. Xoay. Xoay số. Xoay số. Xoay số. Vừa khéo. Kéo chậm cánh cửa sắt. Sáng lóa. Ư, vàng của ta! Tử Pín rên rỉ. Tử Pín đưa cả hai bàn tay xục vào đống vàng. Ư, mát lẹm! Sao vàng mát thế nhỉ? Vàng ơi, cứ ở yên đây nhé, Tử Pín lẩm bẩm, ta sẽ đem về thật nhiều vàng nữa cho đầy ắp cái két này, két nữa, két nữa, cho sum suê vàng, vàng nhé. Bỗng Tử Pín ngồi ngẩn ra. Hừ, cái kho báu của ta có bõ bèn gì so với kho báu của các đại gia, bõ bèn gì so với kho báu của các sếp bề trên nhỉ, Tử Pín lẩm bẩm, có bõ bèn gì so với tiền, vàng, đôla của các ngài vừa bị bắt ra hầu tòa nhỉ? Ơi các sếp bề trên, ơi các đại gia, ơi các ngài tham nhũng, tự nhiên Tử Pín trợn mắt, phồng mồm, nghiến răng, miệng làu bàu, hãy chờ đấy, ta sẽ cho các người biết ta là ai trên thế gian này, ta sẽ cho các người biết ai là kẻ giầu nhất trên thế gian này, hừ, Công ty A&E, Tổng công ty C&D, Tập đoàn L&B, Tập đoàn Acacuda, hừ, rồi nay mai ta cũng sẽ thành lập Tập đoàn Tử Pín&Xinh cho các người xem, hừ, hãy chờ đấy! Tử Pín khóa két, nằm vật xuống sập, lim dim, lim dim với bao ý nghĩ và khát vọng… Và Tử Pín thiu thiu ngủ, mơ mơ ngủ. Gì nhỉ? A, cả làng Bảo Châu nằm trong vùng mỏ đá bloc, đá cẩm thạch, đã đành, nhưng bản đồ địa chất còn đánh dấu màu đỏ, nghe cánh địa chất kháo nhau, cả làng Bảo Châu đang nằm trên mỏ đá màu cơ, có thể là ruby, saphia, có thể là thạch anh, topaz, có thể là opal, spinel, garnet, rất nhiều đá màu quí hiếm, biết đâu? Nhưng mà, bao nhiêu kẻ đã đào bới trước ta rồi, khối kẻ đã thành ông Hoàng bà Chúa từ lâu rồi, chị Kim Hy bảo đừng có đi tìm những thứ nằm sâu dưới đất chẳng trông thấy bao giờ, phí công, phí tiền, ừ, thế thì ta làm cái đô thị Lâm Viên hiện đại vừa để tiếng muôn đời cho dân Bảo Châu, lại vừa kiếm tiền tỷ như bỡn, thế mới hay chứ. A, thôi chết! Tử Pín chợt nhớ ra một buổi tối thứ bảy, khi cô Xinh đưa các con bay vù chơi tận Phú Quốc, quản gia Miêu thì đi kiểm tra sổ sách ở Khách sạn Hoa Ban Tím, Rô và Báo về nhà riêng, dinh vắng vẻ, chỉ còn cô Mê ôsin ở lại nấu cơm, bữa cơn ngon quá, cá chép đỏ nấu dưa chua này, cá sỉnh nướng này, nem chua Thanh Hóa này, thịt dê nướng này, toàn món nhắm ngon, rượu ngâm tay gấu ngon, uống một mình cũng thấy ngon, biêng biêng rượu, nhìn thứ gì trong phòng cũng thấy hay hay, mà người thì cứ rậm rịch, thèm thèm cái của khỉ gió đàn bà, mà tệ, cái cô Mê ôsin lại cứ phây phây, cứ nây nẩy, cứ phừng phừng ra thế, mông thì to, ngực thì nhấp nhô nhúp nhíp, đùi mập, chân dài, mắt long lanh, môi đỏ ướt, ớ giời ơi, thế thì chịu làm sao được, thế thì hãm làm sao được chứ, nhà vắng vẻ quá, mà cái cô Xinh vợ mình thì hai vú vun mãi mới được bằng quả ổi, chán chết, thế là Tử Pín kéo Mê ngồi xuống salon, bảo: “Mê ơi! Em có biết hầm tiền của tôi không?”, Mê thưa: “Em không biết!”, Tử Pín bảo: “Tôi đưa em xuống xem hầm tiền của tôi nhé?”, Mê thưa: “Em không muốn xem!”, Tử Pín bảo: “Em cứ xuống hầm xem, rồi tôi cho em tiền, nhiều tiền.”, Mê thưa: “Em không…”, nhưng Tử Pín cứ kéo tay Mê vào phòng, Mê giằng ra không được, đến bên tủ tường, Tử Pín bấm nút điện, cánh tủ mở, Tử Pín đẩy Mê vào, rồi vào theo, Tử Pín lại ấn nút điện, cửa hầm mở, Tử Pín kéo Mê xuống hầm. Tử Pín kéo tay Mê đi trong hầm. Hai người đến chỗ sập pơmu, Tử Pín bảo: “Mê thấy hầm của tôi có được không?”, Mê thưa: “ Hầm lạ quá! Sao cậu chủ tài thế?”, Tử Pín bảo: “Cậu gì? Anh thôi!”, Mê thưa: “Cậu chủ làm gì mà nhiều thùng cac-ton thế?”, Tử Pín: “Suỵt! Tiền đấy!”, Mê: “Eo ơi! Cậu chủ giấu tiền trong hầm à?”, Pín: “Hừ, sợ gì phải giấu! Anh cất tiền thôi!, Mê: “Cậu chủ nhiều tiền thế?”, Pín: “Ừ, anh cho em một ít nhé, nhưng mà… nhưng mà…”, và bất ngờ, Pín xông vào, ôm Mê, vật ngửa xuống sập, lột nhanh quần áo của mình và của Mê, rồi làm tình như mưa gió. Mê kêu van. Pín cắn bập bập vào mồm. Mê giãy giụa. Pín càng nhấn mông bụp bụp như cối giã. Mê nằm lịm. Pín nhay vú Mê bặp bặp như trẻ bú mẹ. Pín thỏa sức làm tình. Pín sung sướng tột độ. Thỏa cơn nứng tình rồi, Pín nằm vật bên cạnh Mê. Còn Mê thì ôm mặt khóc. Pín dỗ mãi. Pín xin lỗi. Pín lấy mấy tệp tiền cho Mê nhưng Mê ném vào góc hầm, không lấy… Bây giờ nhớ lại, Tử Pín thấy ân hận, không phải ân hận việc làm tình mà ân hận vì có nguy cơ lộ căn hầm giấu tiền, chứ lại không à, giời đầy, nếu Mê kể với ai đó về hầm ngầm giấu tiền thì nguy hiểm lắm, hay là…, Tử Pín vùng dậy, vào góc phòng, lấy cái kiếm dài, huơ huơ trước mặt, lưỡi kiếm cong sáng loang loáng, hừ, cái con Mê ôsin đáng yêu này, tao sẽ cho mày biến khỏi mặt đất, Tử Pín vừa vung kiếm vừa lẩm bẩm, và xộc xuống bếp…!

HOÀNG THẾ SINH

(Còn tiếp)

—————

1 Chàng là gió còn em là cát. Triền triền miên miên vẩn vơ ở góc trời. Trân trọng gặp lại đêm nay có rượu, đêm nay say. Ngồi uống và ca kí ức dài đời bướm chầm chầm bay. Phú quí chảy trôi không trở lại, phồn hoa đều là giả. Đinh ninh dặn dò ngàn lời vạn tiếng nói không ngừng. Biển đời mênh mang núi dài sông rộng biết nơi đâu? Sóng gấp góc trời, từ đây sát vai ngắm sắc trời chiều. Từng giọt từng giọt mây khói ngày qua, hoa ngày qua. Trời đất phiêu diêu có tình cùng giữ cho nhau, ấy là nhà. Sớm sớm chiều chiều vô hại đạp lên khắp nẻo đường đời! (Anh là gió em là cát – Bài hát của nhân vật Hàm Hương công chúa xứ Tây Tạng)

2 Mừng bé chóng lớn: Lải! Lải! Lải! Lải cua cá. Ăn sữa mẹ chóng lớn. Ăn sữa bá lớn nhanh. Cả hai chùm vú mới no. Dúi trán! Cao đến trần nhà. Cả làng cùng ăn lèng. Em bé lớn nhanh. Chơi sân “lồm! lồm!” (Đồng dao – Tày)

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *