Vanvn- Cuốn tiểu thuyết Pháp “Vị pháp sư ở Điện Kremly” (The Wizard of the Kremlin) mà tác giả Giuliano da Empoli có ý định giải thích thế giới quan của Vladimir Putin.
“Người Nga cần nhà nước của mình hoàn thành hai nhiệm vụ: duy trì được sự ổn định trong nước và thể hiện sức mạnh với thế giới bên ngoài” – Tổng thống Putin trong cuốn tiểu thuyết đã nói như thế. “Vị pháp sư ở Điện Kremly” đã miêu tả cả những nhân vật chính trong bộ máy điều hành chính phủ của Putin.
Cuốn sách đã chinh phục nước Pháp, giành giải thưởng và bán được hơn 430.000 bản.

“Vị pháp sư ở Điện Kremly” được xuất bản ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2.2022, đã trở thành một cách hướng dẫn phổ thông để hiểu động cơ của Putin. Ngoài ra cuốn sách này cũng đã đưa tác giả người Ý gốc Thụy Sĩ Giuliano da Empoli trở thành một “nhà điện Kremlin học” – người có uy tín để được mời ăn trưa với Thủ tướng Pháp và có mặt trong một chương trình tin tức ở nước Pháp để phân tích các sự kiện diễn ra hoạt động quân sự đặc biệt của Nga tại Ucraine.
Thành công của cuốn sách đã chứng minh rằng văn học vẫn là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống ở Pháp, nơi tiểu thuyết từ lâu cũng đã có ảnh hưởng trong những cuộc cãi của xã hội.Thủ tướng Pháp, bà Élisabeth Borne thông qua một phát ngôn viên cho biết rằng bà “thực sự thích cuốn sách này, một tác phẩm đan xen giữa hư cấu và thực tế, đồng thời phản ánh các sự kiện quốc tế hiện tại và cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine”.

Nhưng ở một đất nước mà các tác phẩm văn học bán chạy là một dạng phép thử những ”mẫu người hung” thìthành công của cuốn tiểu thuyết cũng làm dấy lên lo ngại liệu nó có ảnh hưởng đến lập trường của Paris đối với Nga hay không. Theo các nhà phê bình sách “Vị pháp sư ở Điện Kremly” miêu tả Putin khá nhân từ, điều này có thể ảnh hưởng đến chính sách của Pháp, vốn đã bị chỉ trích là quá khoan dung với nhà lãnh đạo Nga.
Cơ sở của cuốn tiểu thuyết “Vị pháp sư ở Điện Kremly” là một câu chuyện hư cấu được kể bởi một phụ tá đắc lực lâu năm của Putin phản ánh về sự suy tàn của phương Tây, về ý định của Mỹ buộc Nga phải “quỳ gối” và người Nga yêu mến ra sao nhà lãnh đạo mạnh mẽ của mình. Đó là, những luận điểm điển hình của Điện Kremlin, mà theo các nhà phê bình, vẫn còn là những gì không được bàn luận và không có sự phản bác trong suốt cuốn tiểu thuyết.
Sự nổi tiếng của cuốn sách, nếu xét ở phương diện tích cực là nó đã phản ánh điều mà cựu đại sứ Pháp tại Hoa Kỳ Gérard Araud gọi là “sự say mê đặc biệt của người Pháp với nước Nga”, bởi kinh nghiệm lịch sử về các cuộc cách mạng, về một đế chế đã từng vang bóng và về những kiệt tác văn hóa.
Còn nếu xét ở mức tồi tệ, các nhà phê bình cho rằng, thành công này cho thấy thái độ tiếp tục trịch thượng của Pháp đối với Putin, điều đó có thể ảnh hưởng đến lập trường của nước Pháp đối với hoạt động quân sự ở Ukraine như Tổng thống Emmanuel Macron đã từng kêu gọi “không nên làm bẽ mặt Nga”.
Cécile Vaissié, một bình luận chính trị tại Đại học Rennes-2 chuyên nghiên cứu về Nga, cho biết: “Trong sách vang lên những lời tuyên truyền sáo rỗng của Nga với một vài biến thái nhỏ. Khi chứng kiến thành công của cuốn sách này, tôi cảm thấy lo lắng”.
Còn đối với tác giả Giuliano da Empoli, ông coi những phản ứng quanh cuốn sách là chuyện bình thường. Ông từng là phó thị trưởng thành phố Florence của Ý, là cố vấn của thủ tướng Ý. Ông cũng đã từng cho xuất bản hàng chục bài tiểu luận chính trị bằng tiếng Ý và tiếng Pháp, trong số đó có cả bài tiểu luận về cuộc tranh cử tổng thống năm 2008 của Barack Obama.
Nhưng lần này Giuliano da Empoli muốn thử sức mình ở một thể loại khác – tiểu thuyết. Đồng thời, ông cảm thấy sự “ngưỡng mộ” đối với cái cách Nga thể hiện sức mạnh và quyền lực của mình. Chính vì thế, trong cuốn tiểu thuyết đầu tay, ông đã sao chép hình ảnh người kể chuyện từ một trong những nhân vật có thật, hấp dẫn nhất trên chính trường Nga – ông Vladislav Surkov.
TÔ HOÀNG chuyển ngữ
Báo The New York Times – Mỹ